Thông Tin

ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN

BÀI CHIA SẺ “ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN”

images (1)

 Trong mỗi dịp lễ tạ ơn hoặc lễ khấn dòng của quý tu sĩ nam nữ, tôi xin được mượn lời của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong bài nói chuyện với các tu sĩ ở San Francisco ngày 17 tháng 09 năm 1987 như sau: “ Tự bản chất ơn gọi của anh chị em là lời đáp trả triệt để trước lời mời gọi của Đức Kitô đã gửi tới mọi tín hữu khi họ được Thiên Chúa thánh hiến trong bí tích rửa tội. Lời đáp trả của anh chị em được thể hiện qua việc tuyên khấn, tuân giữ và sống các lời khuyên Phúc Âm trong cộng đoàn”.

          Như vậy, đời sống thánh hiến là thuộc trọn về Chúa, và trong cuộc thánh hiến người tu sĩ được Chúa Thánh Thần thúc đẩy, họ đã dâng mình cho Chúa, dâng trả tất cả quyền thế, tài sản, tự do, dự phóng tương lai, tình yêu lứa đôi cho Thiên Chúa. Nghi thức thánh hiến là hành động của Thiên Chúa trong người tu sĩ: “không phải tu sĩ tự thánh hiến mà chỉ là tự hiến và chính Thiên Chúa là người thánh hiến người tu sĩ”. Thiên Chúa, Ngài đã tách họ ra để họ dâng hiến trọn vẹn cho Người một cách đặc biệt, đồng thời Ngài cũng ban những ơn cần thiết để chính con người tự hiến đáp trả lại bằng một sự phó thác toàn thân cách tự nguyện và sâu xa để theo Ngài.

Trong lá thư gửi nhân Ngày dành cho những người sống đời Thánh Hiến, được tổ chức vào 08/09, 2010 ĐHY Bergoglio nói rằng nếu không có những người tận hiến cho Thiên Chúa, “Cuộc sống sẽ trở nên sa sút hơn nhiều, vì họ là một dấu hiệu lớn của lòng biết ơn và tình yêu trong một nền văn hóa mà nguy cơ bị đắm chìm trong vòng xoáy của sự phù du, thực dụng, tự tôn.”

Vâng, chính “Đời sống thánh hiến là lời chứng mạnh mẽ rằng Thiên Chúa và con người liên kết với nhau trong tình yêu. Người tận hiến là người có một đời sống giản dị và là chứng nhân cho đời sống tận hiến của mình, là một sự kết nối với Thiên Chúa cho tất cả những ai muốn đến gặp gỡ Người. ĐHY nhắc họ vạch ra con đường đến với Thiên Chúa.

Đức Hồng Y nói thêm: “Đời sống thánh hiến và làm chứng cho tình yêu vô điều kiện là việc từ bỏ cuộc sống riêng để đáp lại tình yêu bao la mà Chúa ban cho chúng ta, qua việc Người đã trao ban sự sống của Người cho chúng ta. Do đó, khi ý thức sâu xa rằng chúng ta là dân Người cứu chuộc, chúng ta được kêu gọi cách đặc biệt để làm chứng nhân cho lòng thương xót của Chúa. Đời sống thánh hiến là trường dạy nhận thức sự khiêm nhường, khó nghèo và tín thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa.”

Vậy, hỡi các tu sĩ, người thánh hiến cho Thiên Chúa, là lính tinh nhuệ và mật thiết của Chúa Kitô, chúng ta phải thật vui mừng, vui mừng vì còn có những con người đơn hèn dám hy sinh cuộc đời để kết duyên với bạn trăm năm là chính thầy Giêsu, vui mừng vì được trở nên làm hiền thê của Thầy Chí Thánh, vui mừng vì chúng ta dám can đảm từ bỏ cái “tôi” của tôi thành trợ tá cái tôi của mọi người để là dấu chỉ Thiên Chúa hiện hữu thực trong cuộc đời này.15190483944_7730578243_b

Tuy rằng chúng ta sẽ bị người đời coi là thua thiệt, là dại khờ… Nhưng bởi sự tự do chính ta đã tự khẳng định và sẵn sàng vâng theo lời mời gọi là bạn, là hiền thê của Chúa Giêsu niềm vui ấy lại được càng tăng lên trong chính sự tự hiến.images

Đức Maria, mẫu gương đời sống thánh hiến  với tư cách là người môn đệ, không chỉ luôn chăm chú lắng nghe lời Chúa mà còn suy gẫm trong lòng (x. Lc 2, 51). Chính vì thế, Mẹ đã mở rộng tấm lòng, chìm sâu trong niềm tin để hoàn toàn đón nhận và vâng phục ý Chúa. Mẹ tín nhiệm tuyệt đối vào lời Chúa và đặt trọn tương lai đời mình vào bàn tay quan phòng của Ngài. Và rồi điều “không thể” đã trở thành “có thể”. Từ đó, Mẹ đã dấn thân hết mình vào sứ mạng của Con trong từng biến cố và đồng hành với Con cho đến tận đồi Calvê (x. Ga 19, 25). Không chỉ thế, Mẹ còn trở nên đồng hình đồng dạng với con trong hiến lễ cuối cùng trên đồi Calvê, người tu sĩ cũng sẽ trở nên một Maria khác giữa lòng đời để đem Chúa đến cho moi người, đó là điều chính thầy Giêsu hằng mong ước, và đó cũng chính là cuộc tận hiến tuyệt hảo nhất và đẹp nhất.

Bài chia sẻ dịp lễ Chúa Chiên Lành cổ vũ ơn gọi 26/04/2015

                                                                                                                                          Louis G. Phạm Thế Nhung

Bài viết liên quan