Thông Tin

Giáo hoàng kỷ niệm vụ thảm sát người Armenia

12 tháng 4 2015

Đức Giáo hoàng Francis sẽ làm lễ ở Rome, đánh dấu 100 năm vụ thảm sát người Armenia dưới thời Ottoman trong Thế chiến I, vào hôm Chủ nhật 12/04.150405161318_pope_francis_624x351_getty

Tổng thống Armenia, Serzh Sargsyan cũng sẽ tới dự lễ, được thực hiện nhằm tưởng nhớ các nạn nhân của vụ đuổi đánh người Armenia năm 1915 – cho tới nay vẫn là chủ đề cực kỳ nhạy cảm.140423210940_armenia_mass_killing_genocide_1915_erdogan_condolences_512x288_getty

Thổ Nhĩ Kỳ Phủ nhận việc 1.5 triệu người (con số do phía Armenia đưa ra) bị giết hại là tội ác diệt chủng.

Tranh cãi này vẫn là nguyên nhân khiến mối quan hệ hai nước không được thuận lợi.

Hòa giải

Thổ Nhĩ Kỳ phản đối dùng từ ‘diệt chủng’ đối với vụ thảm sát người Armenia giai đoạn 1915 – 1916

Trước đó, Đức Giáo hoàng gọi vụ thảm sát là hành động của những người “lên kế hoạch một cách có hệ thống nhằm tiêu diệt những người anh em của họ” nhưng ông đã không dùng từ diệt chủng.

Ông cũng kêu gọi hòa giải trong một cuộc họp hồi tuần trước với đoàn đại diện giáo hội Armenia.

“Hãy để chúng ta khơi lên lòng thương xót thiêng liêng vì tình yêu sự thật và công lý, chúng ta có thể chữa lành mọi vết thương và mang lại những cử chỉ hòa bình và hòa giải giữa hai quốc gia vẫn chưa thể đạt tới sự đồng thuận hợp lý về sự kiện đáng buồn này,” ông nói.

Năm 2014, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Tayyip Erdogan lần đầu tiên đã gửi lời chia buồn tới con cháu của tất cả những người Armenia thiệt mạng.

Nhưng ông cũng nói rằng không thể chấp nhận việc Armenia biến sự kiện này thành “vấn đề mâu thuẫn chính trị”.

Armenia nói có tới 1.5 triệu người chết trong giai đoạn 1915 – 1916 khi đế chế Ottoman chia rẽ. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng con số này nhỏ hơn nhiều.

Đa số những học giả không phải là người Thổ Nhĩ Kỳ coi sự kiện này là diệt chủng. Trong số các quốc gia chính thức coi là diệt chủng có Argenia, Bỉ, Canada, Pháp, Ý, Nga và Uruguay.

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cho rằng rất nhiều người đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh Thế chiến I, và rằng chính người Thổ cũng chịu mất mát trong cuộc chiến.

 

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2015/04/150411_pope_francis_to_mark_armenia_mass_killing

Bài viết liên quan