Linh Đạo

LINH ĐẠO DÒNG THÁNH GIA

LINH ĐẠO DÒNG THÁNH GIA

 

JB.Trần Hữu Hạnh, csf

Linh đạo của một dòng tu là con đường nên thánh mà Đấng sáng lập đã hướng dẫn hội dòng bước theo.

Các anh em trong dòng thường hay nói là “sống theotinh thần gia đình Thánh Gia Nazareth”. Nhưng  tinhthần gia đình Thánh Gia Nazareth là gì?

Một TH. lớntuổi nhất (tuổi tu) trong dòng (TH. Roland) cho rằng trước đây các TH.trongdòng đều học thuộc lòng câu: “Đơn Sơ, khó nghèo, vâng lời, và yêu thương,trong Chúa Ba Ngôi theo tinh thần Thánh Gia.” Như vậy, theotôi, linh đạo dòng Thánh Gia là sống theo tinh thần gia đình Thánh gia Nazareth; đó là Đơn Sơ(khiết tịnh), khó nghèo, vâng lời, và yêu thương(đời sống cộng đoàn),trong Chúa Ba Ngôitheo tinh thần Thánh Gia.

Sống linh đạo này chính là sống bản chất của đời tu, vì bản chất của đời tu là Ba Lời khuyên Phúc âm: Sự thánh hiến của các tu sĩ dựa trên việc tuyên giữ các lời khuyên Phúc âm (x. Can 573 §1; EE 4, 7; VC 31).

Ba Ngôi là nguồn gốc, kiểu mẫu của tu sĩ.Tông huấn về Đời sống thánh hiến đã xác định nguồn gốc Ba Ngôi của đời sống thánh hiến: “Đời sống thánh hiến, bén rễ sâu trong gương mẫu và giáo huấn của Chúa Kitô, là một ânhuệ của Thiên Chúa Cha ban cho Giáo hội qua Chúa Thánh Thần… Trải qua các thời đại, luôn có những người sẵn sàng nghe theotiếng gọi của Chúa Cha, dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, đã chọn con đường đặc biệt để bước theo Chúa Kitô.” (số1)  Đời sống thánh hiến hiện hữu không chỉ nhờ Ba Ngôi, mà còn vì Ba Ngôi và cho Ba Ngôi.Ba Ngôi chính là nguồn gốc, cùng đích và kiểu mẫu của đời sống thánh hiến.Thật vậy, Ba Ngôi hiện diện trong tất cả nội dung nền tảng của đời sống thánh hiến: các lời khuyên Phúc âm (số 20- 21), đời sống cộng đoàn (số 41, 42, 72), thánh hiến (số 19),…Ba lời khuyên Phúc âm biểu lộ tình yêu của Chúa Con đối với Chúa Cha trong sự hợp nhất với Chúa Thánh Thần. Khi thực hiện các lời khuyên này, người được thánh hiến sống một cách hết sức sinh động đặc tính Ba ngôi và Kitô, là dấu ấn của toàn thể đời sống Kitô hữu (số 21)

Đời sống cộng đoàn cũng được đặt trong tương quan với Ba Ngôi.Không phải ngẫu nhiên khi tông huấn về Đời sống thánh hiến đặt đời sống huynh đệ trong cộng đoàn nằm ngay sau ba lời khuyên Phúc âm (số 21f), vì một số tác giả ngày nay coi đời sống huynh đệ như là “lời khuyên Phúc âm thứ tư”. Ngoài ra, tông huấn còn nối kết ba lời khuyên Phúc âm với đời sống huynh đệ trong các số 72d, 85a, và 88-92.Thật vậy, giống như ba lời khuyên Phúc âm, đời sống huynh đệ cũng có giá trị tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi: đời sống huynh đệ tuyên xưng Chúa Cha, Đấng muốn cho mọi người thành một gia đình duy nhất; tuyên xưng Chúa Con Nhập Thể, Đấng muốn qui tụ những người được cứu chuộc; tuyên xưng Chúa Thánh Thần là nguyên lý hiệp nhất trong Giáo hội (số 21f). Sự hiệp thông huynh đệ bắt nguồn và dựa trên khuôn mẫu hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa (số 41, 42).

Mẫu gương tuyệt đối của tu sĩ là Chúa Kitô, Đấng đã hiến trọn đời để sống cho tình yêu Thiên Chúa.Qua các lời khấn, người tu sĩ bắt chước mẫu gương ấy để dâng hiến chính mình cho Thiên Chúa.Chúa Kitô khi xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại, Ngài đã chọn sống trong một gia đình.Đấng tạo thành trời đất muôn vật đang lớn lên như mọi người, lao động sống qua ngày, vâng lời chính thụ tạo mình đã dựng nên, vâng lời Chúa Cha cho đến chết và chết trên thập giá.

Cộng đoàn Ba Ngôi là một cộng đoàn tình yêu, vì Thiên Chúa là Tình Yêu (x. 1Ga 4, 16; 4, 8).Thiên Chúa tạo dựng con người để san sẻ tình yêu và hạnh phúc của Ngài cho con người. Rồi khi con người sa ngã, tự cắt đứt tình yêu Cha con với Thiên Chúa, Thiên Chúa lại sai Con Một xuống thế làm người, ở với con người, sinh làm con Đức Trinh nữ Maria, và chọn Giuse làm Gia trưởng. Gia đình Thánh Gia Nazareth đã sống “Ba Lời khuyên Phúc âm” (đơn sơ, nghèo khó và vâng phục) và Đời sống cộng đoàn tràn đầy tình yêu, thể hiện cộng đoàn Ba Ngôi nơi trần thế. Ba Ngôi chính là nguồn gốc, kiểu mẫu cho gia đình Thánh Gia Nazareth.

Người tu sĩ Thánh Gia sống bản chất của đời tu theomẫu gương gia đình Thánh Gia Nazareth để thánh hóa bản thân, trở thành của lễ tinh tuyền dâng hiến cho Thiên Chúa. Khi sống linh đạo này, tu sĩ Thánh Gia nối tiếp đời sống và sứ vụ của Chúa Kitô, mở rộng tình thương mà Người đã mang từ lòng Chúa Cha đến:

 

“Sống chứng nhân, công bằng, bác ái,

Chọn khiêm nhu phục vụ mọi người.

Thế hệ này đến lượt chúng ta,

Những anh em Tu sĩ Thánh Gia,

Cùng chungsống lý tưởng gia đình Nazareth.

 

Tình Huynh đệngày đêm hun đúc,

Thành cộng đoàn tràn ngập yêu thương.

Hiến toàn thân phục vụ tha nhân,

Quyết noi gương tuyệt trần Ba Đấng.

 

Sống thanh sạchmột đời thánh hiến,

Dành trọn vẹn cho Chúa con tim.

Sống thanh bần, laođộng, dấn thân,

Chia sẻ kiếp nghèo giữa lòng dân tộc.

Sống tuân phục, tự do hiến cả,

Suốt cuộc đời ý Chúa vâng theo.

 

Mưu cầu Danh Chúa thêm vinh sáng,

Đem tình thương cuộc sống lồng vào.

Men Tin mừng khắp chốn rắc gieo,

Nhờ chứng tá của người Tu sĩ.

Mong người người nhận lấy tình thương,

Mà tin thờ Ba Ngôi Thiên Chúa.”[i]

Đó là ta biến thành hiện thực khẩu hiệu của dòng: “A.R.T.: Nước Cha Trị Đến”

[i]HP 1983, 131