Chưa được phân loại

THÁNH GIUISTINÔ VÀ THÁNH GIUSE TÚC (1.6)

THÁNH GIUISTINÔ

Thánh Giustinô tử đạo sinh tại Nablus, Samaria ở vào đầu thế kỷ thứ II. Sinh trưởng trong một gia đình ngoại giáo, nhưng Ngài luôn nuôi dưỡng nhiệt tình tìm kiếm Thiên Chúa chân thật. Lớn lên, thánh nhân mong mỏi tìm kiếm Đấng Cao Cả để thờ kính và Ngài đã ra công đi tìm.THANH GIUSTINO

Với nhiệt tình này, Ngài đã tiếp xúc với mọi triết thuyết đường thời và không thoả mãn được các đòi hỏi của trí khôn.

Trong tác phẩm “Đối thoại với Tryphon” (Dialogus cum Tryphone), chính thánh Giustinô kể lại cuộc tìm kiếm của mình như sau: Trước hết, Ngài tin tưởng vào một người theo phái khắc kỷ. Những người này chẳng dạy gì về Đấng Tối cao. Ông ta nói rằng sự hiểu biết ấy không cần thiết gì. Sau đó, Ngài đến với một người theo thuyết của Aristote. Ông này đòi thù lao quá cao, khiến sinh viên trẻ là Giustinô phẫn uất: người ta không thể rao bán triết học được.

Một người theo lý thuyết của Pythagore hỏi Ngài: “Anh đã học âm nhạc, thiên văn và địa lý chưa ? Bởi vì để chiêm ngưỡng điều góp phần tạo nên hạnh phúc cần phải biết học giải thoát tâm hồn khỏi các đối tượng hữu hình để có thể tiếp nhận được những đối tượng trong trí khôn cho phép thấy được sự thiện mỹ nội tại. Giustinô chưa biết gì về những môn học này, nhưng lại thấy mình bị thúc bách tìm kiếm thiên Chúa hơn.

Ngài gặp một người theo phái Platon Ngài nói; “Sau nhiều đàm luận, tôi hiểu được những điều vô hình ở mức độ cao hơn. việc chiếm ngưỡng thế giới tư tưởng chấp canh cho tinh thần của tôi.

Dầu vậy, không cố gì làm cho Ngài thỏa mãn được cơn khát chân lý. Tại Ephesô, Giustinô gặp một cụ già đầy khôn ngoan đạo đức, cụ trách Ngài đã thích lý sự v từ ngữ hơn sự kiện, cụ đã cho Ngài một lời khuyên cao cả là hãy tìm đọc Kinh thánh: phải vượt qua những giới hạn của trí khôn, phải đi xa trong thời gian hơn các triết gia. Phải nghe các tiên tri là những người nói bởi Chúa Thánh Thần, nhất là phải cầu nguyện vì: Không ai có thể thấy hay nghe được những điều này nếu Thiên Chúa về đức Kitô không cho họ hiểu biết. Cụ hướng dẫn Ngài đọc Kình thánh và cầu nguyện. Và thánh nhân đã nhận biết Chúa là Thiên Chúa chân thật và cao cả hơn hết.

Theo lời khuyên này, Giustinô đã khám phá ra Kitô giáo bảo đảm hơn triết học nhiều. Từ dây đức tin là qui luật xử thế và sự thánh thiện lý tưởng của Ngài. Từ đó, thánh nhân tích cực rao giảng và chứng minh Kitô giáo là tôn giáo đích thực, chân chính, đáng cho mọi người tin theo và Thiên Chúa là Đấng duy nhất phải tôn thờ để được cứu rỗi: “Mọi nguyên tắc chính đáng mà các triết gia và các nhà lập luật khám phá được và trình bày cũng phải nh điu mà Ngôi Li đã diễn t một phần”. Ngài còn nói: “Không ai tin Socrate đến độ chết vì điều ông ta dạy. Chính vì những lý do khác hẳn với lãnh vực văn chương mà bao nhiêu giáo phụ đã lấy máu mình để ký nhận các công trình của các Ngài, chính tình yêu Thiên Chúa nhập lòng các Ngài”.

Ngoài ra, ngài còn viết sách phổ biến giáo thuyết công giáo và niềm tin vào Thiên Chúa. Ngài mở một trường học tại Rôma và sống đời tông đồ đích danh. “Tôi sẽ nói sự thật, không một đắn đo sợ sệt, cả vào lúc bị phân thây thành trăm mảnh”.

Gương mẫu của các thánh tử đạo đánh động Ngài rất nhiều: “Thấy các Ngài kiên vững trước cái chết, tôi thầm nói rằng: họ không thể sống trong sự dữ và ham mê các khoái lạc được nữa. Người ta sẽ tìm được ở đâu sự thăng hoa cuộc sống lớn lao hơn là trong Kitô giáo ?”

Bởi vậy Ngài đã tìm mở rộng môi trường hoạt động ra ngoài ranh giới lớp học và những cuộc tranh luận, bằng việc viết nhiều tác phẩm để phổ biến tư tưởng tôn giáo. Ngày nay chúng ta chỉ còn giữ lại được hai cuốn: DIALOGOS CUM TRYPHONE, và APOLOGIAE (Hộ giáo). Với hai tác phẩm ấy, thánh Giustinô cũng tỏ ra là một nhà minh giáo có thế giá I thế kỷ thứ II và là người đã phác họa ra nền thần học Kitô giáo. Từ một đức tin vững chắc vào các chân lý Kitô giáo.

Thánh Giustinô đã không ngần ngại lấy hết khả năng trổi vượt của trí khôn và lòng can đảm để hai lần viết thơ can ngăn các bạo vương. Lần thứ nhất vào năm 138. Ngài viết cho Antonin Le Pieux và lần thứ hai cho Marcô Aurelio. Cả hai lần Ngài cô gắng chỉ dẫn đến kết quả là bị kết án tử hình. Giustinô và các bạn bị dẫn tới trước mặt tổng trấn Rusticus, một người theo triết thuyết Khắc Kỷ. Ngài lớn tiếng tuyên xưng đức tin.

Dưới thời hoàng đế Auren bắt đạo, Thánh nhân đã bị bắt cùng một số bạn hữu. Sau khi hành hạ khổ sở, người ta đem các ngài ra xét xử.

“ Người ta bắt và điệu các thánh tới ngay trước mặt quan tổng đốc thành Rôma, tên là Rusticus. Khi các ngài trước tòa, Rusticus bảo Giustinô rằng: Tiên vàn, hãy tế thần và vâng lệnh hoàng đế đi.

Giustinô trả lời: “Chẳng ai có quyền tố cáo và bắt giữ chúng tôi, vì lẽ chúng tôi tuân giữ những giới răn của Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu chuộc chúng tôi”.

Rusticus hỏi: “Vậy anh theo chủ thuyết nào ?”

Giustinô thưa: “Thật ra tôi có học hỏi mọi chủ thuyết, nhưng tôi đã theo giáo lý chân thật của người Kitô hữu, mặc dầu giáo lý không được các người lầm lạc chấp nhận”.

Rusticus bảo: “Thứ giáo lý ấy mà ngươi cũng chấp nhận à, hỡi tên khốn nạn ?”

Giustinô thưa: “Phải, tôi theo những giáo lý ấy, nên tôi có niềm tin đúng…”

Rusticus bảo: “Thôi, ta hãy trở lại vấn đề chính yếu và khẩn trương. Các ngươi hãy nhất trí tế thần đi”.

Giustinô thưa: “Không ai có lương tri mà lại bỏ rơi chân lý để theo sự lầm lạc cả. Là người có lương tri thì ai dại gì mà bỏ đường đạo đức để rơi vào đường vô đạo”.

Rusticus quyết: “Nếu không tuân lệnh, các ngươi sẽ bị phạt không nương tay”.

Giustinô đáp: “Chúng tôi chỉ ao ước được chịu khổ vì Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng tôi, để được rỗi, bởi việc chịu khổ ấy chính là phần rỗi cho chúng ta, và khiến chúng tôi vững dạ trước tòa đáng sợ hãi mà Chúa và là Đấng cứu chuộc chúng tôi sẽ xét xử”.

Quan Rustlcus liền tuyên án như sau “Tất cả những kẻ không chịu tế thần và tuân lệnh của hoàng đế sẽ bị đem đi đánh đòn và chặt đầu đúng theo luật”.

Thánh nhân từ chối không chịu tố giác nơi các Kitô hữu hội họp. Sau cùng Ngài và các bạn bị đánh đòn rồi bị chém đầu. Thánh nhân được phúc tử đạo ngày 1.6.166 tại Rôma.

Lạy Chúa, chúa đã ban cho Thánh Giustinô tử đạo ơn hiểu biết sâu xa về Đức Kitô, nhờ suy tưởng mầu nhiệm thập giá mà thế gian coi là điên dại. Nhờ lời Thánh nhân cầu thay nguyện giúp, xin cho chúng con thoát khỏi mọi tư tưởng sai lầm và cương quyết giữ vững niềm tin. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.

THÁNH GIUSE TÚC

Giáo dân, tử đạo

Sử liệu về thánh Giuse Túc có sự khác biệt nhiều về tuổi khi ngài bị bắt và tử đạo. Có sử liệu cho rằng khi bị bắt ngải mới 9 tuổi, sử liệu khác lại cho là 19 hoặc 20 tuổi. Tuy nhiên khi xem xét kỹ các chi tiết về bắt bớ, gian cầm vả xử án thánh nhân, chúng ta nghĩ rằng dù dã man các quan cũng không thể xử quá tàn bạo như thế với một cậu bé chỉ mới 9 tuổi đầu. Việc tra tấn hành hạ của các quan phải dành cho một thanh niên đã khôn lớn.lucaphamvietthin

Tuổi thanh xuân là tuổi tràn đầy sức sống và hy vọng, tuổi của hăng say và nhiệt thành. Tuổi mà sự chăm sóc vả dưỡng dục đòi hỏi biết bao công phu đang chín dần để trở thành người hữu ích cho gia đình và xã hội; Nếu buông thả không lo kiềm chế, hướng dẫn nó, nó sẽ đưa đến hư vong trụy lạc. Trái lại, nếu biết điều khiển lèo lái nó đi vào đường ngay nẻo tốt, nó sẽ là nguồn hoan lạc, là nguồn hạnh phúc cho gia đình, xã hội và Hội thánh.

Với tuổi xuân đáng quý ấy, Giuse Túc đã chiếu sáng như một vì sao.

Thánh Giuse Túc là một thanh niên biết hướng dẫn tiều khiển tuổi thanh xuân của mình, nên đã được phúc chết vì đạ, được tôn phong hiển thánh và nên gương đức tin cho mọi người đặc biệt là giới trẻ.

Giuse Túc sinh năm 1843, tại họ đạo Hoàng Xá xứ Ngọc Đồng, tỉnh Hưng Yên. Cha mẹ là nông dân chất phác, nhưng rất ngoan đạo. Cậu Túc lớn lên trong gia đình thấm nhiễm lòng đạo đức và siêng năng cần mẫn.

Hằng ngày cậu dùng thời giờ để đọc kinh dàng lẻ và miệt mài đi ruộng vườn giúp đỡ cha mẹ. Mọi thứ vui xa hoa đối với thanh niên cậu đều tránh xa. Nhất là vì cha mẹ muốn cậu theo đuổi học hành khoa cử nên cậu đem hết tâm trí lo học chữ Nôm.

Đang lúc đó, các chuyến thuyền của quân đội Pháp bắn phá vào Đà Nẵng, làm cớ cho vua Tự Đức bách hại đạo dữ dội hơn. Ngày 5.8.1861, nhà vua ra chiếu chỉ PHÂN SÁP, giải tán hết các làng mạc và gia đình Công Giáo. Mọi người có đạo đều phải phân tán vào các làng dân ngoại, để cho người ngoại kiểm soát canh giữ; mọi của cải tài sản của người có đạo đều bị tịch thu, xung vào công quỹ hoặc chia cho lương dân. Hết thảy mọi người Công Giáo đều vô cùng khổ sở, lìa bỏ làng mạc, gia đinh, tài sản, trốn chui trốn nhủi để giữ đạo. Nhiều người bị bắt, bị tù đày, hành khổ, tàn sát cách dã man. Biết bao người dân hiền hoà bị đoạ đày, gán ghép cho những tội mả họ không hề biết đến.

Gia đình cậu Giuse Túc cũng đồng cảnh ngộ như bao gia đình Công Giáo khác, phải ly tán, khổ sở để giữ vững đức tin, trung thành theo Chúa. Đầu năm 1862, cậu Giuse bị bắt, lúc đó cậu mới lên 19 tuổi đầy hy vọng cho tương lai, giờ đây phải giam cầm trong ngục tù bi thảm. Vì Chúa và để làm chứng cho Chúa, cậu sắn sàng hy sinh chấp nhận. Một số thân hữu lo lót quân lính để tạo cơ hội cho cậu trốn khỏi ngục, nhưng cậu từ chối: “Tôi sắng sàng chấp nhận. Tôi không muốn trốn thoát bất cứ bằng cách nào. Chúa muốn sao, thôi xin vâng như vậy”.

Khi một bạn tù tỏ vẻ lo âu không biết khi bị xử người nhà có được tin để lãnh xác hay không. Cậu Túc bình tĩnh trả lời: “Tôi an tâm, chẳng lo lắng gì cả, Nếu Thiên Chúa cho tôi đổ máu vì đạo, tôi tin chắc sẽ được về trời còn thân xác này chôn đâu thì chôn, bằng không chôn được thì thôi”.

Cậu bị giam ở Huyện ít hôm rồi giải về tỉnh Hưng Yên. ở đây cậu bị biệt giam ròng rã suốt 4 tháng trời, ngày đêm phải mang gông cùm xiềng xích khổ sở. Nhiều lần cậu bị đem ra tra tấn dọa nạt, buộc bước qua Thánh Giá, chối Chúa bỏ đạo, nhưng lần nào cậu cũng nhất định không quá khóa, cương quyết sống chết trung thành với Chúa.

Thấy tra tấn hình khổ không lay chuyển được lòng tin sắt đá của cậu, các quan xoay qua dụ dỗ, an ủi: “Thấy cậu còn trẻ, còn nhiều tương lai, ta thương, muốn cứu giúp cậu. Vậy hãy nghe lời ta quá khoá đi, ta sẽ cho về đoàn tụ gia đình xây dựng hạnh phúc”.

Cậu đáp: “Chính Chúa mới là hạnh phúc thật, hạnh phúc vô cùng của tôi. Làm sao tôi bỏ Chúa được”.

Thế là các quan kết án trảm quyết‘cậu. Và sau khi bản án được triền đình phê chuẩn, ngày 1.6.1862, cậu được đưa ra pháp trường chịu chém đầu vì kiên trung tín theo Chúa. Thi hài vị tử đạo được chôn tại chỗ, sau được cải táng về nhà thờ Ngọc Đồng tỉnh Hưng Yên.

Ngày 29.4.1951, Đức Thánh Cha Piô XII tôn phong Giuse Túc lên Chân phước, và ngày 19.6.1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.

Khi lập án phong thánh cho anh Giuse Túc, một số giáo dân hiện diện trong cuộc tử đạo đã làm chứng. Ông Đaminh Hưng kể rằng: “tôi đi theo cậu Túc ra tới pháp trường, cậu sốt sắng cầu nguyện và luôn kêu tên cực thánh Đức Chúa Giêsu. Sau khi cậu bị xử chém đầu, tôi đã mai táng thi thể cậu rất tử tế”. Bà Maria Linh kể lại rằng: “bà đã thấy đầu của vị tôi tớ Chúa bị quân lính tung lên cao cho quan thấy, để minh chứng với quan là họ đà triệt để thi hành mệnh lệnh”.

Noi gương thánh Giuse Túc tử đạo, luôn điều khiển, hướng dẫn cuộc đời mình theo đường ngay nẻo chánh và sẵn sàng hy sinh vì Đức Tin.

Bài viết liên quan