Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật

Chúa Nhật Phục Sinh năm A

BÀI ĐỌC I: Cv 10, 34a. 37-43

“Chúng tôi đã ăn uống với Người, sau khi Người từ cõi chết sống lại”.

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, Phêrô lên tiếng nói rằng: “Như anh em biết điều đã xảy ra trong toàn cõi Giuđêa, khởi đầu từ Galilêa, sau khi Gioan rao giảng phép rửa: ấy là Chúa Giêsu thành Nadarét. Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu cho Người. Người đi khắp nơi, ban bố ơn lành và chữa mọi người bị quỷ ám, bởi vì Thiên Chúa ở cùng Người. Và chúng tôi, chúng tôi là chứng nhân tất cả những gì Người đã làm trong nước Do-thái, và tại Giêrusalem, Người là Đấng người ta đã giết treo Người trên thập giá. Nhưng ngày thứ ba, Thiên Chúa đã cho Người sống lại và hiện ra không phải với toàn dân, mà là với chúng tôi là nhân chứng Thiên Chúa đã tuyển chọn trước, chính chúng tôi đã ăn uống với Người sau khi Người từ cõi chết sống lại. Và Người đã truyền cho chúng tôi rao giảng cho toàn dân và làm chứng rằng chính Người đã được Thiên Chúa tôn làm quan án xét xử kẻ sống và kẻ chết. Mọi tiên tri đều làm chứng về Người rằng: Tất cả những ai tin vào Người, thì nhờ danh Người mà được tha tội”.

Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 117, 1-2. 16ab-17. 22-23

Đáp: Đây là ngày Chúa đã lập ra, chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan về ngày đó (c. 24).

1) Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở. Hỡi nhà Israel, hãy xướng lên: “Đức từ bi của Người muôn thuở”. – Đáp.

2) Tay hữu Chúa đã hành động mãnh liệt, tay hữu Chúa đã cất nhắc tôi lên. Tôi không chết, nhưng tôi sẽ sống, và tôi sẽ loan truyền công cuộc của Chúa. – Đáp.

3) Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đã biến nên tảng đá góc tường. Việc đó đã do Chúa làm ra, việc đó kỳ diệu trước mắt chúng ta. – Đáp.

BÀI ĐỌC II: Cl 3, 1-4

BÀI ĐỌC I: Cv 10, 34a. 37-43

“Chúng tôi đã ăn uống với Người, sau khi Người từ cõi chết sống lại”.

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, Phêrô lên tiếng nói rằng: “Như anh em biết điều đã xảy ra trong toàn cõi Giuđêa, khởi đầu từ Galilêa, sau khi Gioan rao giảng phép rửa: ấy là Chúa Giêsu thành Nadarét. Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu cho Người. Người đi khắp nơi, ban bố ơn lành và chữa mọi người bị quỷ ám, bởi vì Thiên Chúa ở cùng Người. Và chúng tôi, chúng tôi là chứng nhân tất cả những gì Người đã làm trong nước Do-thái, và tại Giêrusalem, Người là Đấng người ta đã giết treo Người trên thập giá. Nhưng ngày thứ ba, Thiên Chúa đã cho Người sống lại và hiện ra không phải với toàn dân, mà là với chúng tôi là nhân chứng Thiên Chúa đã tuyển chọn trước, chính chúng tôi đã ăn uống với Người sau khi Người từ cõi chết sống lại. Và Người đã truyền cho chúng tôi rao giảng cho toàn dân và làm chứng rằng chính Người đã được Thiên Chúa tôn làm quan án xét xử kẻ sống và kẻ chết. Mọi tiên tri đều làm chứng về Người rằng: Tất cả những ai tin vào Người, thì nhờ danh Người mà được tha tội”.

Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 117, 1-2. 16ab-17. 22-23

Đáp: Đây là ngày Chúa đã lập ra, chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan về ngày đó (c. 24).

1) Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở. Hỡi nhà Israel, hãy xướng lên: “Đức từ bi của Người muôn thuở”. – Đáp.

2) Tay hữu Chúa đã hành động mãnh liệt, tay hữu Chúa đã cất nhắc tôi lên. Tôi không chết, nhưng tôi sẽ sống, và tôi sẽ loan truyền công cuộc của Chúa. – Đáp.

3) Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đã biến nên tảng đá góc tường. Việc đó đã do Chúa làm ra, việc đó kỳ diệu trước mắt chúng ta. – Đáp.

BÀI ĐỌC III: Cl 3, 1-4

“Anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự”.
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côlôxê.

Anh em thân mến, nếu anh em đã sống lại với Đức Kitô, anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất. Vì anh em đã chết, và sự sống anh em được ẩn giấu với Đức Kitô trong Thiên Chúa. Khi Đức Kitô là sự sống anh em xuất hiện, bấy giờ anh em sẽ xuất hiện với Người trong vinh quang.

Đó là lời Chúa.

Hoặc đọc: 1 Cr 5, 6b-8

“Anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự”.
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô.

Anh em thân mến, anh em không biết sao ?: chỉ một tí men là đã đủ làm dậy men cả khối bột! Anh em hãy tẩy trừ men cũ để nên bột mới; anh em là bánh không men. Vì Chiên Vượt Qua của ta, là Đức Kitô, đã chịu sát tế. Cho nên ta hãy mừng lễ, đừng với men cũ, và men gian tà, ác độc, nhưng là với Bánh không men của lòng tinh tuyền và chân thật.

Đó là lời Chúa.

CA TIẾP LIÊN

Các Kitô hữu hãy tiến dâng lời khen ngợi hy lễ Vượt Qua. Chiên con đã cứu chuộc đoàn chiên mẹ: Đức Kitô vô tội đã hoà giải tội nhân với Chúa Cha. Sống và chết hai bên song đấu cách diệu kỳ, tướng lãnh sự sống đã chết đi, nhưng vẫn sống mà cai trị. Hỡi Maria, hãy nói cho chúng tôi nghe bà đã thấy gì trên quãng đường đi ? Tôi đã thấy mồ Đức Kitô đang sống và vinh quang của Đấng Phục Sinh, thấy các thiên thần làm chứng, thấy khăn liệm và y phục. Đức Kitô là hy vọng của tôi đã phục sinh, Người đi trước chư vị tới xứ Galilêa.

Chúng tôi biết Đức Kitô đã sống lại thật từ cõi chết! Lạy Chúa, Vua chiến thắng, xin thương xót chúng con.

Tin Mừng (Ga 20,1-9)

Ngày đầu tuần, Maria Mađalêna đi ra mồ từ sáng sớm khi trời còn tối và bà thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi mồ, bà liền chạy về tìm Simon-Phêrô và người môn đệ kia được Chúa Giêsu yêu mến, bà nói với các ông rằng: “Người ta đã lấy xác Thầy khỏi mồ, và chúng tôi không biết người ta đã để Thầy ở đâu”.

Phêrô và môn đệ kia ra đi đến mồ. Cả hai cùng chạy, nhưng môn đệ kia chạy nhanh hơn Phêrô, và đến mồ trước. Ông cúi mình xuống thấy những khăn liệm để đó, nhưng ông không vào trong. Vậy Simon Phêrô theo sau cũng tới nơi, ông vào trong mồ và thấy những dây băng nhỏ để đó, và khăn liệm che đầu Người trước đây, khăn này không để lẫn với dây băng, nhưng cuộn lại để riêng một chỗ. Bấy giờ môn đệ kia mới vào, dù ông đã tới mồ trước. Ông thấy và ông tin, vì chưng các ông còn chưa hiểu rằng, theo Kinh Thánh, thì Người phải sống lại từ cõi chết.

Suy niệm 1 (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

A. Hạt giống…

Bằng cách viết rất súc tích với những ý tưởng sâu sắc chứa đựng trong những chi tiết được chọn lựa rất kỹ, Thánh Gioan muốn mô tả hành trình đức tin của 3 nhân vật trong bài tường thuật này: Maria Mađalêna, Phêrô và “người môn đệ kia” (tức tông đồ Gioan).

– Khi ấy là “sáng sớm khi trời còn tối”: họ vẫn còn ở trong đêm tối chưa hiểu được mầu nhiệm Chúa Giêsu, nhưng đã là lúc sáng sớm rồi, bình minh sắp tỏa sáng.

– “Chúng tôi không biết người ta đã để Thầy ở đâu”: “địa chỉ” của Chúa Giêsu là một điều được Tin Mừng Ga lưu ý nhiều lần. Ngay từ đầu quyển Tin Mừng, hai môn đệ đầu tiên đã hỏi “Thưa Thầy, Thầy ở đâu ?” (1,38). Đến phần cuối quyển Tin Mừng, câu hỏi “Thầy ở đâu ?” lại được lặp lại. Các môn đệ Chúa Giêsu luôn muốn biết “địa chỉ” của Ngài.

– Cả 3 nhân vật trong chuyện này đều “chạy”: Mađalêna chạy tìm Simon-Phêrô, ông này cùng với Gioan “cùng chạy, nhưng môn đệ kia chạy nhanh hơn”. Họ “chạy” để làm chi ? Để tìm đến “địa chỉ” Chúa Giêsu. Đây là cuộc hành trình của đức tin.

– Thiên Chúa đã đặt sẵn những dấu chỉ giúp họ tìm, đó là ngôi mộ trống, những khăn vải liệm còn đó được xếp gọn gàng và những lời tiên báo của Thánh Kinh. Nhưng chỉ một mình “môn đệ kia” đã đọc được ý nghĩa của những dấu chỉ ấy nên “đã thấy và đã tin”. Gioan đã tìm được “địa chỉ” của Chúa Giêsu. Thực ra, nhiều lần Chúa Giêsu đã ám chỉ đến “địa chỉ” này (“Thầy về cùng Cha Thầy”: xem Ga 7,33-34 8,21 13,33) nhưng các môn đệ vẫn chưa hiểu. Hôm nay Gioan đã hiểu: Chúa Giêsu đã sống lại và về cùng Thiên Chúa.

B. Nẩy mầm…

1. Khi mọi sự quanh ta hầu như tối đen và chỉ có một tia sáng hy vọng còn le lói, thì ta làm gì: đứng đó mà than khóc, hay nhanh chân chạy tới nguồn ánh sáng ?

2. Thế giới hôm nay cũng giống như một màn đêm tăm tối: nhiều người không có đức tin, không hy vọng, không yêu thương. Thế nhưng không hẳn tối đen hoàn toàn, vẫn còn một vài tia sáng của đức tin, của hy vọng và của yêu thương. Hãy lạc quan nhận ra những tia sáng đó, hãy chỉ cho mọi người thấy những tia sáng đó và hãy khuyến khích mọi người cùng ta chạy tới.

3. Đoạn Tin Mừng này đã được cải biên thành một vỡ tuồng do một nhóm học sinh công giáo trình diễn. Vỡ tuồng như sau:

– Một học sinh chạy tới hỏi một nhóm bạn học sinh khác: “Chúa Giêsu đâu rồi ? Ai đã đem Chúa Giêsu đi đâu rồi ?”. Mọi người ngơ ngác, sau đó ai nấy đều lần lượt trả lời “Tôi không có ! Tôi không biết !”. Rồi cả nhóm cặm cụi tìm kiếm trong và quanh ngôi mộ của Ngài.

– Từ một góc sân khấu, một học sinh lên tiếng: “Đừng tìm ở đó vô ích. Chúa Giêsu đang ở với mẹ tôi ở nhà tôi đấy. Mỗi khi tôi giúp mẹ một tay thì khuôn mặt rạng rỡ của Chúa Giêsu hiện lên trong nụ cười của mẹ”.

– Từ một góc khác, một học sinh khác cũng lên tiếng: “Chúa Giêsu đang ở trong Nhà thờ đấy. Mỗi khi tôi dự lễ, tôi được nghe Ngài nói trong Tin Mừng và được ấp ủ Ngài trong lòng lúc rước lễ”.

– Từ góc thứ ba, học sinh thứ ba tiếp lời: “Chúa Giêsu ở trong lớp học. Mỗi khi tôi giúp chỉ bài cho một bạn chưa hiểu là tôi gặp Ngài”.

– Phía dưới sân khấu, nhiều khán giả dần dần cũng bị cuốn hút, mỗi người chỉ ra địa chỉ của Chúa Giêsu phục sinh mà họ khám phá được…. (Trích báo Our Family, Lent 1997, Canada).

4. Trước vành móng ngựa, bị can đã tự thú tất cả tội lỗi của mình. Cuộc sống đã không cho phép anh dìm mình mãi trong tội lỗi nữa. Ôi, cũng không thể dửng dưng với cuộc sống còn đầy những ganh ghét và đố kỵ của mình. Chẳng lẽ khi cùng đường bí lối tôi mới dám đối diện với sự thật của chính mình, mới chỗi dậy mà về cùng Cha sao ?

Tôi như người ngủ mê cần chỗi dậy để được thấy vinh quang phục sinh của Người.

Lạy Chúa, xin chiếu tỏa vinh quang Chúa trên chúng con. (Epphata)

5. “Không phải các sách Tin Mừng giúp hiểu biến cố Phục sinh, mà trái lại biến cố phục sinh giúp hiểu các sách Tin Mừng” (J.S. Whale)

Suy niệm 2 (Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu chuyện

Một thầy Rabbi và một chuyên gia sản xuất xà bông đi dạo với nhau. Họ đang bàn về chủ đề đức tin, người sản xuất xà bông nói: “Tôn giáo chẳng có ý nghĩa gì cả!”. Ông nói tiếp: “Hãy nhìn vào tất cả những khủng hoảng, đau khổ trong thế giới, sau hàng ngàn năm tôn giáo được giảng dạy với biết bao điều tốt đẹp, sự thật, sự bình an qua những lời cầu nguyện, những bài giảng, lời dạy… Nếu tôn giáo là tốt và là thật thì tại sao những đau khổ, khủng hoảng vẫn xảy ra… ?”.

Thầy Rabbi không nói gì, họ tiếp tục cuộc thả bộ cho đến khi thấy một cậu bé đang chơi đất, tay chân và quần áo dính đầy vết bẩn. Thầy Rabbi nói: “Hãy nhìn đứa trẻ này, anh nói xà bông làm cho mọi thứ nên sạch đẹp, vệ sinh con người. Phải chăng xà bông là tốt và công hiệu ? Với tất cả xà bông trên thế giới, đứa trẻ vẫn cứ dơ ?”. Người sản xuất xà bông liền cãi lại: “Thưa thầy, xà bông sẽ không thể làm sạch nếu người ta không sử dụng nó”. “Đúng vậy”, vị Rabbi trả lời, “Niềm tin của một tôn giáo sẽ không thể phát huy nếu không thực hành”.

Suy niệm

Niềm tin Kitô giáo biểu lộ Đức Kitô đã phục sinh và thân xác phục sinh của Ngài đã trở nên “con đường mới và sống động” (Dt 10,19-25), trực chỉ về Giêrusalem mới (x. Kh 3,12; 21,2); “Sẽ không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ biến mất” (Kh 21,4) vì Chúa Cha phán: “Này đây Ta đổi mới mọi sự” (Kh 21,5) và thiết lập “Trời mới và Ðất mới, nơi công lý ngự trị” (2Pr 3,13). Nhưng thế giới hôm nay vẫn còn đó những bất công, vẫn còn đó những chết chóc, vẫn còn đó những chiến tranh, bạo lực vì con người đã không thực hành niềm tin sống lại khơi dậy và đốt lên trong “ngôi mộ trống”. Nền tảng của niềm tin đó là: “Chúa đã sống lại”. Các tông đồ quyết thông truyền cho các thế hệ sau những kinh nghiệm về Ðấng Phục Sinh (x. Cv 10,34a.37-43; 1Cr 15,3-33) mà các Ngài được thấy, được cảm nghiệm và làm chứng. Niềm tin đó hàng năm vẫn được cử hành với canh thức Vượt qua và ngày lễ Phục sinh.

Quả quyết về sự việc Chúa sống lại, thánh Phaolô viết: “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy thì lòng tin của anh em thật hão huyền (…) Nếu chúng ta đặt hi vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1Cr 15,17.19). Thật vậy, niềm tin phục sinh làm cho tâm hồn chúng ta sống lại toàn diện như Ngài đã mạnh dạn tuyên xưng: “Thiên Chúa đã làm cho Chúa Kitô sống lại; chính Người cũng sẽ dùng quyền năng của mình mà làm cho chúng ta sống lại” (1Cr 6,14).

Nhưng thế giới còn đó những thực tại tiêu cực vì chúng ta sống không có niềm tin hay có sống nhưng không bằng chính năng lượng của “sức sống, sức sáng của Chúa Kitô phục sinh” trong đời sống hàng ngày của mỗi người. Vì thế, tôi và bạn vẫn sống cho con người cũ, sống theo những đam mê xác thịt…. Tất cả những gì sống theo xác thịt, không đâm rễ từ niềm tin phục sinh thì vẫn thuộc về bụi đất, phù du. Chúng ta hãy đọc lại những gì thánh Phaolô chia sẻ: “Xác thịt và khí huyết không thể thừa hưởng nước Thiên Chúa được” (1Cr 15, 50), cho nên thế giới vẫn còn đó những đau khổ, bất công, bạo lực, chiến tranh… Thật vậy, chúng ta đang sống dù đã tin vào Chúa Phục sinh nhưng niềm tin đó không đủ mạnh, cũng không đủ sáng để có thể làm vực lên và làm sống lại “ánh sáng phục sinh” cho thế giới. Chúng ta hãy ghi nhận những thực tại trong thế giới hôm nay, người Kitô hữu tin vào Chúa sống lại nhưng vẫn sống theo cảm nghĩ của tự do của thế gian như “rượu cũ bình mới”. Thật thế, một xã hội tuy đầy đủ vật chất, khoa học phát triển và đem đến cho con người nhiều tiện nghi nhưng một sức mạnh thần chết vẫn đang “ẩn mình” dưới vỏ bọc của một xã hội giàu sang…

Tin vào Chúa sống lại, người Kitô hữu mang sức sống với nguyên lý của đời sống mới: Kết hợp với Đức Kitô phục sinh (Cl 3,1). Đó là cuộc sống của Chúa Kitô sống lại như Kinh Thánh diễn tả: Được “trỗi dậy” (Cv 10,40), “lại đứng dậy” (x. 1Tx 1,10; Rm 10,91; Cr 15,20), “được tôn vinh” (Cv 3,13), “được nâng lên” (Cv 2,33; 5,31; 1Tm 3,16)…

Ơn Phục sinh trong cuộc sống mới với sự “trỗi dậy” “lại đứng dậy” giúp chúng ta tẩy trừ mọi tội lỗi, đẩy lui sức mạnh của sự chết ra khỏi con người bất toàn của chúng ta, chữa lành mọi vết thương tâm hồn. Những điều mà thánh Gioan đã nói ngôn sứ trước cho những người sống niềm tin phục sinh: “Sẽ không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ biến mất” (Kh 21,4).

Trói tử thần vào chân cây thập giá

Diệt tử thần khi Ngài tung huyệt đá

Là Chúa ôi! Khi rạng rỡ Phục sinh

Chúng con đây tất cả được biến hình…

(Xuân Ly Băng, Phục sinh).

Thật thế biến hình trong Đức Kitô Phục sinh thân phận hạt lúa: “Nếu hạt lúa mì gieo xuống… chết đi, mới sai hoa kết trái” (Ga 12,24).

Ý lực sống

“Gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà trỗi dậy là thân thể có thần khí” (1Cr 15,44).

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côlôxê.

Anh em thân mến, nếu anh em đã sống lại với Đức Kitô, anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất. Vì anh em đã chết, và sự sống anh em được ẩn giấu với Đức Kitô trong Thiên Chúa. Khi Đức Kitô là sự sống anh em xuất hiện, bấy giờ anh em sẽ xuất hiện với Người trong vinh quang.

Đó là lời Chúa.

Hoặc đọc: 1 Cr 5, 6b-8

“Anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự”.
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô.

Anh em thân mến, anh em không biết sao ?: chỉ một tí men là đã đủ làm dậy men cả khối bột! Anh em hãy tẩy trừ men cũ để nên bột mới; anh em là bánh không men. Vì Chiên Vượt Qua của ta, là Đức Kitô, đã chịu sát tế. Cho nên ta hãy mừng lễ, đừng với men cũ, và men gian tà, ác độc, nhưng là với Bánh không men của lòng tinh tuyền và chân thật.

Đó là lời Chúa.

CA TIẾP LIÊN

Các Kitô hữu hãy tiến dâng lời khen ngợi hy lễ Vượt Qua. Chiên con đã cứu chuộc đoàn chiên mẹ: Đức Kitô vô tội đã hoà giải tội nhân với Chúa Cha. Sống và chết hai bên song đấu cách diệu kỳ, tướng lãnh sự sống đã chết đi, nhưng vẫn sống mà cai trị. Hỡi Maria, hãy nói cho chúng tôi nghe bà đã thấy gì trên quãng đường đi ? Tôi đã thấy mồ Đức Kitô đang sống và vinh quang của Đấng Phục Sinh, thấy các thiên thần làm chứng, thấy khăn liệm và y phục. Đức Kitô là hy vọng của tôi đã phục sinh, Người đi trước chư vị tới xứ Galilêa.

Chúng tôi biết Đức Kitô đã sống lại thật từ cõi chết! Lạy Chúa, Vua chiến thắng, xin thương xót chúng con.

Tin Mừng (Ga 20,1-9)

Ngày đầu tuần, Maria Mađalêna đi ra mồ từ sáng sớm khi trời còn tối và bà thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi mồ, bà liền chạy về tìm Simon-Phêrô và người môn đệ kia được Chúa Giêsu yêu mến, bà nói với các ông rằng: “Người ta đã lấy xác Thầy khỏi mồ, và chúng tôi không biết người ta đã để Thầy ở đâu”.

Phêrô và môn đệ kia ra đi đến mồ. Cả hai cùng chạy, nhưng môn đệ kia chạy nhanh hơn Phêrô, và đến mồ trước. Ông cúi mình xuống thấy những khăn liệm để đó, nhưng ông không vào trong. Vậy Simon Phêrô theo sau cũng tới nơi, ông vào trong mồ và thấy những dây băng nhỏ để đó, và khăn liệm che đầu Người trước đây, khăn này không để lẫn với dây băng, nhưng cuộn lại để riêng một chỗ. Bấy giờ môn đệ kia mới vào, dù ông đã tới mồ trước. Ông thấy và ông tin, vì chưng các ông còn chưa hiểu rằng, theo Kinh Thánh, thì Người phải sống lại từ cõi chết.

Suy niệm 1 (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

A. Hạt giống…

Bằng cách viết rất súc tích với những ý tưởng sâu sắc chứa đựng trong những chi tiết được chọn lựa rất kỹ, Thánh Gioan muốn mô tả hành trình đức tin của 3 nhân vật trong bài tường thuật này: Maria Mađalêna, Phêrô và “người môn đệ kia” (tức tông đồ Gioan).

– Khi ấy là “sáng sớm khi trời còn tối”: họ vẫn còn ở trong đêm tối chưa hiểu được mầu nhiệm Chúa Giêsu, nhưng đã là lúc sáng sớm rồi, bình minh sắp tỏa sáng.

– “Chúng tôi không biết người ta đã để Thầy ở đâu”: “địa chỉ” của Chúa Giêsu là một điều được Tin Mừng Ga lưu ý nhiều lần. Ngay từ đầu quyển Tin Mừng, hai môn đệ đầu tiên đã hỏi “Thưa Thầy, Thầy ở đâu ?” (1,38). Đến phần cuối quyển Tin Mừng, câu hỏi “Thầy ở đâu ?” lại được lặp lại. Các môn đệ Chúa Giêsu luôn muốn biết “địa chỉ” của Ngài.

– Cả 3 nhân vật trong chuyện này đều “chạy”: Mađalêna chạy tìm Simon-Phêrô, ông này cùng với Gioan “cùng chạy, nhưng môn đệ kia chạy nhanh hơn”. Họ “chạy” để làm chi ? Để tìm đến “địa chỉ” Chúa Giêsu. Đây là cuộc hành trình của đức tin.

– Thiên Chúa đã đặt sẵn những dấu chỉ giúp họ tìm, đó là ngôi mộ trống, những khăn vải liệm còn đó được xếp gọn gàng và những lời tiên báo của Thánh Kinh. Nhưng chỉ một mình “môn đệ kia” đã đọc được ý nghĩa của những dấu chỉ ấy nên “đã thấy và đã tin”. Gioan đã tìm được “địa chỉ” của Chúa Giêsu. Thực ra, nhiều lần Chúa Giêsu đã ám chỉ đến “địa chỉ” này (“Thầy về cùng Cha Thầy”: xem Ga 7,33-34 8,21 13,33) nhưng các môn đệ vẫn chưa hiểu. Hôm nay Gioan đã hiểu: Chúa Giêsu đã sống lại và về cùng Thiên Chúa.

B. Nẩy mầm…

1. Khi mọi sự quanh ta hầu như tối đen và chỉ có một tia sáng hy vọng còn le lói, thì ta làm gì: đứng đó mà than khóc, hay nhanh chân chạy tới nguồn ánh sáng ?

2. Thế giới hôm nay cũng giống như một màn đêm tăm tối: nhiều người không có đức tin, không hy vọng, không yêu thương. Thế nhưng không hẳn tối đen hoàn toàn, vẫn còn một vài tia sáng của đức tin, của hy vọng và của yêu thương. Hãy lạc quan nhận ra những tia sáng đó, hãy chỉ cho mọi người thấy những tia sáng đó và hãy khuyến khích mọi người cùng ta chạy tới.

3. Đoạn Tin Mừng này đã được cải biên thành một vỡ tuồng do một nhóm học sinh công giáo trình diễn. Vỡ tuồng như sau:

– Một học sinh chạy tới hỏi một nhóm bạn học sinh khác: “Chúa Giêsu đâu rồi ? Ai đã đem Chúa Giêsu đi đâu rồi ?”. Mọi người ngơ ngác, sau đó ai nấy đều lần lượt trả lời “Tôi không có ! Tôi không biết !”. Rồi cả nhóm cặm cụi tìm kiếm trong và quanh ngôi mộ của Ngài.

– Từ một góc sân khấu, một học sinh lên tiếng: “Đừng tìm ở đó vô ích. Chúa Giêsu đang ở với mẹ tôi ở nhà tôi đấy. Mỗi khi tôi giúp mẹ một tay thì khuôn mặt rạng rỡ của Chúa Giêsu hiện lên trong nụ cười của mẹ”.

– Từ một góc khác, một học sinh khác cũng lên tiếng: “Chúa Giêsu đang ở trong Nhà thờ đấy. Mỗi khi tôi dự lễ, tôi được nghe Ngài nói trong Tin Mừng và được ấp ủ Ngài trong lòng lúc rước lễ”.

– Từ góc thứ ba, học sinh thứ ba tiếp lời: “Chúa Giêsu ở trong lớp học. Mỗi khi tôi giúp chỉ bài cho một bạn chưa hiểu là tôi gặp Ngài”.

– Phía dưới sân khấu, nhiều khán giả dần dần cũng bị cuốn hút, mỗi người chỉ ra địa chỉ của Chúa Giêsu phục sinh mà họ khám phá được…. (Trích báo Our Family, Lent 1997, Canada).

4. Trước vành móng ngựa, bị can đã tự thú tất cả tội lỗi của mình. Cuộc sống đã không cho phép anh dìm mình mãi trong tội lỗi nữa. Ôi, cũng không thể dửng dưng với cuộc sống còn đầy những ganh ghét và đố kỵ của mình. Chẳng lẽ khi cùng đường bí lối tôi mới dám đối diện với sự thật của chính mình, mới chỗi dậy mà về cùng Cha sao ?

Tôi như người ngủ mê cần chỗi dậy để được thấy vinh quang phục sinh của Người.

Lạy Chúa, xin chiếu tỏa vinh quang Chúa trên chúng con. (Epphata)

5. “Không phải các sách Tin Mừng giúp hiểu biến cố Phục sinh, mà trái lại biến cố phục sinh giúp hiểu các sách Tin Mừng” (J.S. Whale)

Suy niệm 2 (Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu chuyện

Một thầy Rabbi và một chuyên gia sản xuất xà bông đi dạo với nhau. Họ đang bàn về chủ đề đức tin, người sản xuất xà bông nói: “Tôn giáo chẳng có ý nghĩa gì cả!”. Ông nói tiếp: “Hãy nhìn vào tất cả những khủng hoảng, đau khổ trong thế giới, sau hàng ngàn năm tôn giáo được giảng dạy với biết bao điều tốt đẹp, sự thật, sự bình an qua những lời cầu nguyện, những bài giảng, lời dạy… Nếu tôn giáo là tốt và là thật thì tại sao những đau khổ, khủng hoảng vẫn xảy ra… ?”.

Thầy Rabbi không nói gì, họ tiếp tục cuộc thả bộ cho đến khi thấy một cậu bé đang chơi đất, tay chân và quần áo dính đầy vết bẩn. Thầy Rabbi nói: “Hãy nhìn đứa trẻ này, anh nói xà bông làm cho mọi thứ nên sạch đẹp, vệ sinh con người. Phải chăng xà bông là tốt và công hiệu ? Với tất cả xà bông trên thế giới, đứa trẻ vẫn cứ dơ ?”. Người sản xuất xà bông liền cãi lại: “Thưa thầy, xà bông sẽ không thể làm sạch nếu người ta không sử dụng nó”. “Đúng vậy”, vị Rabbi trả lời, “Niềm tin của một tôn giáo sẽ không thể phát huy nếu không thực hành”.

Suy niệm

Niềm tin Kitô giáo biểu lộ Đức Kitô đã phục sinh và thân xác phục sinh của Ngài đã trở nên “con đường mới và sống động” (Dt 10,19-25), trực chỉ về Giêrusalem mới (x. Kh 3,12; 21,2); “Sẽ không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ biến mất” (Kh 21,4) vì Chúa Cha phán: “Này đây Ta đổi mới mọi sự” (Kh 21,5) và thiết lập “Trời mới và Ðất mới, nơi công lý ngự trị” (2Pr 3,13). Nhưng thế giới hôm nay vẫn còn đó những bất công, vẫn còn đó những chết chóc, vẫn còn đó những chiến tranh, bạo lực vì con người đã không thực hành niềm tin sống lại khơi dậy và đốt lên trong “ngôi mộ trống”. Nền tảng của niềm tin đó là: “Chúa đã sống lại”. Các tông đồ quyết thông truyền cho các thế hệ sau những kinh nghiệm về Ðấng Phục Sinh (x. Cv 10,34a.37-43; 1Cr 15,3-33) mà các Ngài được thấy, được cảm nghiệm và làm chứng. Niềm tin đó hàng năm vẫn được cử hành với canh thức Vượt qua và ngày lễ Phục sinh.

Quả quyết về sự việc Chúa sống lại, thánh Phaolô viết: “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy thì lòng tin của anh em thật hão huyền (…) Nếu chúng ta đặt hi vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1Cr 15,17.19). Thật vậy, niềm tin phục sinh làm cho tâm hồn chúng ta sống lại toàn diện như Ngài đã mạnh dạn tuyên xưng: “Thiên Chúa đã làm cho Chúa Kitô sống lại; chính Người cũng sẽ dùng quyền năng của mình mà làm cho chúng ta sống lại” (1Cr 6,14).

Nhưng thế giới còn đó những thực tại tiêu cực vì chúng ta sống không có niềm tin hay có sống nhưng không bằng chính năng lượng của “sức sống, sức sáng của Chúa Kitô phục sinh” trong đời sống hàng ngày của mỗi người. Vì thế, tôi và bạn vẫn sống cho con người cũ, sống theo những đam mê xác thịt…. Tất cả những gì sống theo xác thịt, không đâm rễ từ niềm tin phục sinh thì vẫn thuộc về bụi đất, phù du. Chúng ta hãy đọc lại những gì thánh Phaolô chia sẻ: “Xác thịt và khí huyết không thể thừa hưởng nước Thiên Chúa được” (1Cr 15, 50), cho nên thế giới vẫn còn đó những đau khổ, bất công, bạo lực, chiến tranh… Thật vậy, chúng ta đang sống dù đã tin vào Chúa Phục sinh nhưng niềm tin đó không đủ mạnh, cũng không đủ sáng để có thể làm vực lên và làm sống lại “ánh sáng phục sinh” cho thế giới. Chúng ta hãy ghi nhận những thực tại trong thế giới hôm nay, người Kitô hữu tin vào Chúa sống lại nhưng vẫn sống theo cảm nghĩ của tự do của thế gian như “rượu cũ bình mới”. Thật thế, một xã hội tuy đầy đủ vật chất, khoa học phát triển và đem đến cho con người nhiều tiện nghi nhưng một sức mạnh thần chết vẫn đang “ẩn mình” dưới vỏ bọc của một xã hội giàu sang…

Tin vào Chúa sống lại, người Kitô hữu mang sức sống với nguyên lý của đời sống mới: Kết hợp với Đức Kitô phục sinh (Cl 3,1). Đó là cuộc sống của Chúa Kitô sống lại như Kinh Thánh diễn tả: Được “trỗi dậy” (Cv 10,40), “lại đứng dậy” (x. 1Tx 1,10; Rm 10,91; Cr 15,20), “được tôn vinh” (Cv 3,13), “được nâng lên” (Cv 2,33; 5,31; 1Tm 3,16)…

Ơn Phục sinh trong cuộc sống mới với sự “trỗi dậy” “lại đứng dậy” giúp chúng ta tẩy trừ mọi tội lỗi, đẩy lui sức mạnh của sự chết ra khỏi con người bất toàn của chúng ta, chữa lành mọi vết thương tâm hồn. Những điều mà thánh Gioan đã nói ngôn sứ trước cho những người sống niềm tin phục sinh: “Sẽ không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ biến mất” (Kh 21,4).

Trói tử thần vào chân cây thập giá

Diệt tử thần khi Ngài tung huyệt đá

Là Chúa ôi! Khi rạng rỡ Phục sinh

Chúng con đây tất cả được biến hình…

(Xuân Ly Băng, Phục sinh).

Thật thế biến hình trong Đức Kitô Phục sinh thân phận hạt lúa: “Nếu hạt lúa mì gieo xuống… chết đi, mới sai hoa kết trái” (Ga 12,24).

Ý lực sống

“Gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà trỗi dậy là thân thể có thần khí” (1Cr 15,44).

Suy niệm 3 (Lm. Phêrô Nguyễn Trọng Đường, SVD)

“Đức Giêsu Phải Trỗi Dậy Từ Cõi Chết„ (Ga 20,9)

Đức Giêsu bị đóng đinh, bị chết trên thập giá và mai táng trong huyệt đá. Tất cả 4 Tin Mừng đều kể lại những chi tiết thật buồn thảm. Tảng đá to đã đóng chặt cửa mồ, các Thượng tế, Kinh sư và các người Biệt phái xin Tổng trấn Philatô giữ kỹ xác Đức Giêsu bằng cách cho một tiểu đội binh sĩ đến canh ngôi mồ (x. Mt 27,62), và “Thế là họ ra đi canh giữ mồ, niêm phong tảng đá, rồi cắt lính canh mồ” (Mt 27,66). Tảng đá ấy thể hiện sức mạnh quyền lực của sự dữ và sự thống trị của con người.

Nhưng ngày thứ nhất trong tuần, tảng đá lấp cửa mồ đã mở toang ra ngay từ khi trời ló rạng. Đấng Phục Sinh đã bật tung tảng đá ấy, từ cõi chết, Người sống lại hiển vinh, mở lối vào sự sống mới. Người sống lại để chiến thắng thần dữ và tình yêu của Người vượt trên mọi hận thù và sự chết.

Tin Mừng Phục Sinh năm 2020 đang nói với chúng ta điều gì và đâu là ý nghĩa của Sứ Điệp Phục Sinh mà chúng ta đang cử hành hôm nay với những đau khổ, thất vọng, dịch bệnh và chết chóc của con người do coronavius gây ra trên toàn thể nhân loại.

Tin Mừng Phục Sinh Với Các Phụ Nữ Trong Phúc Âm

Các phụ nữ trỗi dậy trong tình yêu để ra mộ từ sáng sớm khi mặt trời ló rạng mang theo cả dầu thơm để mong được ướp xác Thầy mình (x. Mc 16,1).

Các phụ nữ trỗi dậy để không còn sống trong sợ hãi mà cùng với các Thiên Thần nhận ra đất trời rung chuyển, nhận ra dung mạo Thiên Chúa qua ánh chớp và y phục Người trắng như tuyết (x. Mt 28, 2-3).

Các phụ nữ trỗi dậy để không còn khiếp sợ, run rẩy, chết ngất đi như các lính canh nhưng nhận ra Thầy của mình đã ra khỏi mộ đá và đã sống lại, như lời các Thiên thần đã nói: “này các bà, các bà đừng sợ!…„(x. Mt 28,4-5).

Các phụ nữ trỗi dậy để nghe Sứ Điệp Phục Sinh mà Thiên Thần báo tin: “Người không còn ở đây, vì Người đã trỗi dậy như Người đã nói„ (Mt 28,6). Hãy mau về nói với môn đệ Người như thế này: Người đã trỗi dậy từ cõi chết! (Mt 28,7).

Các phụ nữ trỗi dậy trong niềm vui mừng để chạy về nhà loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho các Môn đệ Người. Niềm vui này đang còn sợ hãi, chưa trọn vẹn. Nhưng khi gặp Đấng Phục Sinh, niềm vui ấy được vỡ òa, tan biến sự sợ hãi. Các phụ nữ tiến lại gần mà ôm lấy Con Người Thầy. Niềm vui ấy là niềm vui trọn vẹn, vì niềm vui của Tình yêu Cứu độ (x. Mt 28,8-9).

Tin Mừng Phục Sinh Với Chúng Ta Hôm Nay

Hãy trỗi dậy ra khỏi chốn ngủ mê say để lắng nghe thông điệp Đêm Vọng Phục Sinh: Chúa chúng ta đã khải hoàn toàn thắng sự chết và Ngài đã sống lại thật như lời Ngài phán hứa, Alleluia!

Hãy trỗi dậy ra khỏi bóng tối tử thần để bước tới ánh sáng Phục sinh. Đức Kitô là ánh sáng thật, ánh sáng chiếu soi trong bóng tối tử thần và dẫn ta bước vào mọi nẻo chính đường ngay. Alleluia!

Hãy trỗi dậy ra khỏi con người cũ là tội lỗi với sự ghen ghét, đố kỵ, gian manh, xảo trá để mặc lấy con người mới, Con Người của Đức Kitô Phục Sinh trong quảng đại và yêu thương; trong bao dung và tha thứ; trong tin yêu và phó thác. Hãy là con người mới trong “yêu thương, khiêm nhu, hiền từ, đại lượng” (Cl 3,12) và “trên tất cả là lòng mến, giềng mối của mọi trọn lành” (Cl 3,14). Hãy sống quảng đại, mở rộng quả tim, mở rộng bàn tay để chia sẻ và cảm thông với mọi người.

Hãy trỗi dậy vì Đức Kitô Chúa chúng ta đã sống lại. Dù quyền lực thế gian có bày mưu tính kế cũng không thể che đậy sự thật nơi Đấng Phục Sinh. Tảng đá đậy cửa mộ có nặng đến mức nào cũng không thể cầm hãm được Đức Giêsu Phục Sinh. Những băng vải và khăn liệm đã không thể trói buộc được Người trong mồ đá. Sự sống đã chiến thắng thần chết. Ánh sáng đã bừng lên trong bóng tối. Niềm vui Phục sinh sẽ là quà tặng bất ngờ cho chúng ta giống như các phụ nữ đã nhận được niềm vui khi gặp Chúa Phục Sinh ở bên cạnh mồ Chúa. Như các môn đệ đã vui mừng khi gặp lại Thầy tại xứ Galilêa. Điều quan trọng là chúng ta hãy noi gương các phụ nữ, sau khi gặp Chúa Phục Sinh đã hăng hái đi báo Tin Mừng cho các Tông đồ.

Hãy trỗi dậy để loan báo Tin Mừng Phục sinh. Với chúng ta, những con người được thánh hiện nhờ Bí tích rửa tội ra đi loan báo Tin Mừng Cứu Độ. Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta đã phục sinh. Đó là niềm tin của chúng ta. Chúng ta hôm nay sẽ làm gì để loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho những anh chị em chưa nhận biết Chúa. Cụ thể nơi những người bệnh tật, nghèo đói, những người đang bị khổ đau, thất vọng và mất niềm tin.

Tin Mừng Phục Sinh Với Đại Dịch Coronavirus (Covid 19)

Cũng vậy, Tin Mừng Phục Sinh 2020 năm nay, mặc dầu nhân loại đang đứng trước đại dịch coronavirus, chúng ta sợ hãi, lo lắng hoang mang và khổ đau nhưng Sứ Điệp Phục Sinh nhắc nhở và nói với chúng ta rằng:

  • Khi người ta sợ hãi trong cơn đại dịch này, anh em hãy nói với họ rằng, nhờ đó mọi người ở nhà để sống tình huynh đệ với nhau nhiều hơn, tĩnh lặng trước biến cố, khiêm tốn nhận ra mình là một thụ tạo mỏng dòn và nhất là khám phá ra quyền năng của Thiên Chúa làm cho thế giới này phải đảo lộn mà họ tưởng rằng sự bền bỉ của khoa học là vĩnh cửu.
  • Khi người ta lo lắng hoang mang trong cơn đại dịch này, anh em hãy nói với họ rằng, thế giới này không thuộc về ta. Thiên Chúa là Chủ, còn ta là kẻ làm thuê trong thế giới này. Từ đó, nhắc bảo nhau đừng sống như kiểu tự đắc, tự phụ. Cái rốn của mình trở thành vũ trụ thu nhỏ giới con mắt mình. Đừng cho mình là đỉnh cao của trí tuệ và lương tâm của thời đại. Chúng ta cần tĩnh lặng để có thể nghe được tiếng Chúa. Cần bình an và phó thác nhiều hơn để có thể học được điều Chúa muốn dạy bảo. Thay vì hoang mang và lo lắng, mỗi người chúng ta đều được mời gọi làm chứng về lòng tin, về sự bình an nội tại và về mẫu gương ‘sống tốt đời đẹp đạo’.
  • Khi người ta đau khổ trong cơn đại dịch này, anh em hãy nói với họ rằng, đau khổ là đường lên ánh sáng, gian khổ là đường về vinh quang và thập giá là đường dẫn tới Phục Sinh. Nếu Chúa Giêsu đã đi con đường gian khổ, con đường thập giá để tới vinh quang Phục sinh, thì chúng ta, những người môn đệ của Ngài, muốn tiến tới vinh quang, muốn tiến tới Phục sinh thì cũng không có một con đường nào khác ngoài con đường gian khổ, ngoài con đường thập giá.

Cuối cùng, Lúc 6 giờ chiều thứ Sáu Tuần Thánh 10/04/2020, tại đền thờ thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành nghi lễ tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu. Cha Cantalamessa được mời gọi chia sẻ và suy tư những điểm tích cực về dịch bệnh Covid 19 đang bị ảnh hưởng bởi toàn cầu trong chiều Thứ Sáu Tuần Thánh này. Ngài nói rằng:“‘Đại dịch virus corona đã bất ngờ đưa chúng ta ra khỏi nguy hiểm lớn nhất mà các cá nhân và nhân loại luôn có: ảo tưởng về sự toàn năng của mình.’ Con virus nhỏ xíu vô hình nhắc chúng ta rằng chúng ta không bất tử, và các sức mạnh quân sự và kỹ thuật không đủ để cứu chúng ta. Thiên Chúa không phải là đồng minh với virus nhưng là đồng minh của chúng ta. Ngài tham dự vào đau khổ của chúng ta để vượt qua nó”.

Đại Lễ Phục Sinh là nguồn hy vọng tuyệt đỉnh và là niềm vui tột cùng của mỗi Kitô hữu chúng ta. Chúng ta hãy sống niềm vui Phục sinh bằng sự xác tín mạnh mẽ trong lời nói cũng như nơi hành động vào sự sống vĩnh cửu đời sau: “Nếu chúng ta đã chết với Đức Kitô, chúng ta sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta” (Rm 6,8).

Nguồn: WGPSG

Bài viết liên quan