Mặc dầu không có tên trọng nhóm Mười Hai do Chúa Giêsu đã chọn nhưng thánh Barnaba vẫn được gọi là tông đồ, vì Chúa Thánh Thần đã kêu gọi ngài một cách đặc biệt, và vì ngài đã góp phần quan trọng vào công cuộc truyền giáo của các Thánh Tông đồ.
Thánh Barnaba nắm giữ một chức vụ nổi bật trong những chương đầu của sách Công vụ tông đồ, không phải cho mình mà nhằm giới thiệu thánh Phaolô, anh hùng trong cuốn sách. Ngài là một người Do thái sinh tại đảo Chypre, thuộc chi tộc Lêvi, Cha mẹ đặt tên là Giuse, nhưng các Tông đồ đã đổi tên ngài lại là Barnaba, có nghĩa là “con của sự an ủi”, là một phần tử trong Giáo hội sơ khai ở Giêrusalem. Sau ngày Phaolô trở lại, Barnaba đã đứng ra bảo lãnh và giới thiệu Phaolô với thánh Phêrô là thủ lãnh Giáo Hội. Nhờ đó, Phaolô được đón nhận vào nhóm các Tông đồ.
Chính ở địa vị này mà khoảng năm 39 tân tòng Saolê được đón nhận vào cộng đoàn các tông đồ: “Khi tới Giêrusalem, ông Saolô tìm cách nhập đoàn với các môn đệ, nhưng mọi người còn sợ ông, vì họ không tin ông là một môn đệ. ông Barnabê liền đứng ra bảo lãnh và đưa ông Saolô đến gặp các Tông đồ và tường thuật cho các ông nghe chuyện ông ấy được thấy Chúa hiện ra trên đường và phán dạy làm sao, cũng như việc ông ấy mạnh dạn rao giảng nhân danh Đức Giêsu tại Đamas thế nào. Từ đó ông Saolô cùng với các tông đồ đi lại, hoạt động tại Giêrusalem” (Cv 9, 26-28).
Bốn năm sau, Ngài kêu gọi Saolê tham gia công tác hướng dẫn cộng đoàn Kitô giáo mới được thiết lập ở Antiôkia (Cv 11,19-26) Năm 42, thánh nhân đến giảng đạo tại Antiôkia và thành lập giáo đoàn tại đây. Ngài đã mời thánh Phao-lô từ Tạt-sô đến Antiôkia để cộng tác truyền giáo. Nhờ nhiệt tâm của các ngài mà giáo đoàn Antiokia phát triển mạnh mẽ, trở nên trung tâm Kitô giáo giữa lương dân.. Thành phố này rất quan trọng, chỉ kém Rôma và đã trở nên trung tâm Kitô giáo của lương dân. Một lần nữa, cùng với Saolê, Ngài được trao phó cho nhiệm vụ mang tiền cứu trợ gởi về cho Giáo hội Giêrusalem (Cv 27-30). Nơi đây hai người lại được Gioan Marô là bà con của Barnaba (Gl 4,10) nhập bọn.
Lúc đó, Hội Thánh ở Giêrusalem gặp cơn quẫn bách, chính thánh nhân cùng với Phaolô mang viện trợ đến giúp đỡ. Và cả hai đã tham dự Công nghị tại đây với các Tông đồ, đấu tranh cho những người ngoại mới gia nhập Kitô giáo khỏi bị lệ thuộc lề luật, nhất là luật cắt bì.
Nơi đây, khoảng năm 45, thánh nhân gặp được Marcô là người bà con với ngài.
Thế là ngài cùng với Phaolô và Marcô hợp thành đoàn truyền giáo cho lương dân. Cả ba người cùng giảng đạo ở Salamin, Lystri, Lycaonia và nhiều cùng khác. Các ngài giúp được nhiều người nhìn biết tin kính Chúa, và đã thành lập giáo đoàn các nơi đó.
Ba người họp thành đoàn truyền giáo, lên đường khoảng năm 45 (Cv 13 và 14). Từ đây Bamaba dần dần ẩn mặt đi. Dầu Chypre là sinh quán của Ngài, nhưng chính Saolê dưới tên mới là Phaolô dẫn đầu cuộc truyền bá Phúc âm. Phaolô và đoàn tùy tùng lên đường tới lục địa Tiểu Á. Khi cùng Phaolô rao giảng (Cv 14,8-18), Barnaba được coi là thần Jupiter và Phaolô là Hermes.
Đây là chứng cớ hùng hồn về vai trò hỗ tương của hai ông. Ba năm sau Phaolô trở về và được cộng đồng Giêrusalem phê chuẩn về đường lối Ngài theo trong chuyến hành trình (Cv 15,1-35). Năm sau, dự định hành trình truyền giáo thứ hai có sự tranh chấp về việc kết nạp Gioan Marcô (Cv 15,35-41). Trong cuộc hành trình truyền giáo lần thứ hai, thánh nhân đem Marcô đi với mình đến Sýp, còn Phaolô đi với Sila thăm các giáo đoàn đã thành lập trong chuyến truyền giáo trước. Phaolô chọn các bạn đồng hành khác và Barnaba trở về Chypre. Việc giới thiệu Phaolô đã được hoàn thành và tên Ngài không còn được nhắc đến trong sách Cộng vụ nữa. Trong việc trao đổi thư từ của Phaolô với Giáo hội Côrintô cho thấy khoảng năm 56 thánh Barnaba vẫn còn sống (lCr 9,5). Sáu năm sau Phaolô xin Marcô đến gặp mình ở Roma (2Tm 4). Sự kiện này cho phép chúng ta nghĩ rằng thánh Barnaba đã qua đời.
Một truyền thống sau này nói tới chuyến hành trình của thánh Barnaba tới Alexandria, Rôma, và Milan. Tại Milan, Ngài là giám mục tiên khởi. Một truyền thống đáng tin hơn cho biết Ngài chết vì ném đá ở Salamis khoảng năm 61, tại nơi sinh quán của Ngài. Nay còn nhiều mảnh vụn của cuốn ngụy thư Phúc âm thánh Barnaba và của một tác phẩm thuộc thế kỷ thứ V là công vụ thánh Barnana.
Nhưng những tài liệu này không cho biết nhiều hơn những điều đã biết được từ sách Công vụ các tông đồ. Cuốn gọi là thơ thánh Barnaba mà nhiều giáo phụ chép vào thơ mục thánh kinh, nay người ta biết được là tác phẩm của một người Do thái theo Kitô giáo ở Alexandria.
Người ta nói rằng mộ Ngài được tìm thấy năm 448. Trên ngực Ngài còn có một cuốn Phúc âm theo thánh Matthêu mà chính thánh Barnaba đã chép tay.
Lạy Chúa, Chúa đã truyền phải dành riêng Barnaba là một người đầy lòng tin vào Thánh Thần, để thánh nhân đưa dân ngoại về với Chúa. Xin cho mọi tín hữu biết dùng lời nói và việc làm, mà trung thành loan báo tin mừng Đức Kitô như thánh nhân đã can đảm rao truyền. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.