Chưa được phân loại

Hồi ký của TH Philibert Nguyễn Văn Ba (phần cuối)

Bây giờ nói thêm mấy công tác của Philibert tiếp theo sau chuyến hè hồi hương. Chỉ nghĩ được và hôm thì ngày 1/9/1970, Philibert phải đưa một số anh em ra gởi trọ tại Dòng Giuse Nha Trang. Anh em Dòng Giuse Nha Trang tiếp đón nồng hậu, chăm lo cho tất cả từ chỗ ăn, chỗ ở, cho đến chỗ học hành,tất cả là 9 anh em.20150416_203318_0

        Trở về Long Xuyên, Philibert chạy lên Châu Đốc kiện hai chiếc tàu Hải Quân hôm nọ đã gây ra tại nạn bể bè. Sau khi trình bày sự việc hôm ấy, ông Đại uý chỉ huy căn cứ Hải Quân Châu Đốc nhận lời và hứa sẽ nhờ nhóm người những ngư nhái của Mỹ  vớt những món đồ đã lọt xuống sông. Độ một tuần sau, họ mời Philibert lên chỉ điểm cho họ lặn, Philibert  xuống tàu và họ đưa đi đến tận hiện trường đã xảy ra tai nạn.

        Họ làm dấu, đặt pháo nổ rồi bố trí giữ an ninh cho dân. Người nhái Mỹ lặn tội nghiệp! gần chục ông nhái Mỹ, cứ lặn xuống một lát rồi trồi lên, suốt gần hai tiếng đồng hồ mà không ông nhái nào lặn xuống tới đáy sông, vì chỗ nước chảy mạnh và sâu hơn 25m. Sau cùng họ chịu thua, và ông Đại uý nói ông hết khả năng. ông bảo Philibert có cách nào giải quyết được ông sẽ đài thọ tổn phí…Philibert mới chạy qua Tân Châu nhờ anh Louis một cựu thỉnh sinh của Dòng, bấy giờ anh ta đang hoạt động vùng Tân Châu với tư cách là cảnh sát gì gì đó của Tổng Thống Thiệu. Nhờ anh ta tìm dùm thợ lặn, anh ta nhờ một gia đình thợ lặn chuyên môn ở sông lớn gồm một cha và ba con trai. Bốn người chạy hai ghe máy với dụng cụ chuyên môn để lặn. Được Philibert chỉ điểm rồi, họ thả một dây neo ngay điểm chỉ. Chuẩn bị xong, một người em lặn xuống xem tình hình. Anh ta lần theo dây neo xuống tới lòng sông  trở lên anh ta tái mét mặt mày, vì bị sức nước ép quá mạnh. Người anh cả mang  ống  thở  lặn xuống với một đường dây dài 10 mét anh ta cột một đầu và dây neo một đầu anh ta quăng ra làm một vòng rà sát mặt đất thành một vòng 20m đường kính. Mánh lới của người nhái Việt Nam mà người nhái Mỹ không biết. Qua một vòng, anh ta đã gặp được một đối tượng là dàn máy xay, và một bộ láp với các bánh trục(poulies) Trở lên xả hơi, trở xuống lần nữa là anh ta cột xong đầu dây vào hai món đồ đó. Trở lên lần này mấy cha con kè hai chiếc ghe lại gác đòn ngang, chờ cho máy trục chạy kéo hai món đồ lên. Trong vòng không đầy một tiếng đồng hồ, hai món đồ đã nằm ngang trên ghe của họ. còn mấy tấm mặt bàn đá mài không tìm thấy, có lẽ bị bùn vùi lấp mất rồi. sẵn ghe máy họ đưa luôn về Cần Xay và chỉ nhận một món thù lao rất ít. Thấy vậy mình khỏi đòi tổn phí của ông đại uý Hải Quân làm gì. thế mới hay thợ lặn Việt Nam ta hay hơn người nhái của Mỹ nhiều.

        Tới đây đã xong cuộc hồi hương của thánh Gia . Xin nhường phần lại cho ông Chín, đương kim Bề Trên lúc ấy, cho ông út Sylvestre lúc ấy làm quản lý lo xây cất nhà mới. Và cho Chú Ba lúc là sinh viên đại học, chắc bộ nhớ còn tốt, xin ghi lại phần tái thiết lại nhà cửa…vv và xin bổ túc hoặc chỉnh sai phần Philibert đã ghi với cái bộ nhớ 69 tuổi đời.

XIN ĐA TẠ

        Viết xong chiều 14/8/1997 tại Cần Thơ.

Bài viết liên quan