Trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần ngày thứ Tư 23 tháng 11, Đức Phanxicô đã so sánh “cuộc tử đạo do nước Nga xâm lược ở Ukraine tháng 2 vừa qua với nạn đói do Stalin gây ra ở Ukraine vào đầu những năm 1930, còn được gọi là “cuộc diệt chủng Holodomor”.
Chưa bao giờ ngài so sánh như vậy. Sáng thứ tư 23 tháng 11, đây là lần đầu tiên ngài so sánh. Một liên tưởng giữa cuộc chiến ở Ukraine và Holodomor, nạn đói này do Stalin gây ra năm 1932-1933 đã làm cho khoảng 5 triệu người chết và ngài gọi đó là “diệt chủng”.
Vào cuối buổi tiếp kiến ngài nói: “Thứ Bảy tới là ngày kỷ niệm cuộc diệt chủng khủng khiếp của Holodomor, sự tàn phá của nạn đói năm 1932-1933 do Stalin gây ra một cách giả tạo ở Ukraine.”
Trước đó vài phút, ngài xin giáo dân cầu nguyện cho hòa bình thế giới, chấm dứt mọi xung đột với ý chỉ đặc biệt cho những đau khổ khủng khiếp mà người dân Ukraine thân yêu đang bị dày vò. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nạn nhân của cuộc diệt chủng này, và cùng cầu nguyện cho người dân Ukraine, trẻ em, phụ nữ và người lớn tuổi ngày nay phải chịu tử đạo vì chiến tranh xâm lược.
Đây là lần đầu tiên ngài nói về cuộc xâm lược tử đạo liên quan đến cuộc chiến do Nga kích động vào cuối tháng hai. Một cách diễn tả đánh dấu sự leo thang trong vốn từ vựng của ngài, khi nhiều người ở Ukraine nghĩ rằng ngài chưa bao giờ lên án Nga cách rõ ràng.
Ukraine yêu cầu trục xuất một nhà ngoại giao Nga
Tại Rôma, tòa đại sứ Ukraine không ngần ngại giữ khoảng cách với các nhận xét của giáo hoàng, như trong lần ngài nói ngài ngưỡng mộ “người dân Nga vĩ đại và chủ nghĩa nhân văn Nga” trong buổi họp báo trên chuyến bay từ Bahrain về Rôma ngày 5 tháng 11 vừa qua.
Ngày hôm sau, đại sứ Andriï Yourach của Ukraine tại Vatican đã phản ứng: “Để hiện thực hóa chủ nghĩa nhân văn của Nga, giáo hoàng chỉ cần đến Ukraine trong luc này là có thể nhìn thấy 4,5 triệu người bị thiếu nước, thiếu điện như thế nào và hiểu được chủ nghĩa nhân văn này.”
Theo thông tin của chúng tôi, sứ quán Ukraine đang gây sức ép với Tòa thánh để trục xuất một trong ba nhà ngoại giao Nga ở Vatican. Một yêu cầu bị ngoại giao giáo hoàng từ chối.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch (phanxico.vn)