Chưa được phân loại

hạnh các thánh ngày 27.5

THÁNH AUGUSTINO CANTOBERI

Giám mục

Nước Anh đã được đón nhận đức tin từ những thế kỷ đầu, nhưng rồi cuộc xâm chiếm của dân Anglo Saxon vào thế kỷ V và VI đã làm cho đức tin Công giáo bị phai mờ, lòng đạo của nhiều người ngày càng sa sút.image001

Vì thế, năm 590, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả tìm người sang củng cố lại niềm tin cho họ. Khi còn làm bề trên tu viện thánh Anrê, Ngài đã muốn sang truyền giáo tại Anh, nhưng vì được đắc cử giáo hoàng, nên phải từ bỏ ý định. Nay Ngài chọn thánh Augustino, lúc đó đang làm Bề trên Đan viện thánh Anrê tại Rôma, cùng với 40 tu sĩ dòng Biển Đức sai đi truyền giáo tại Anh quốc.

Các ngài vâng lời lên đường. Nhưng khi nghe những người Saxon đang cai trị ở đó rất tàn ác dã man, các ngài sợ hãi trở về.

Dịp may đưa tới khi Ethebert, được tin tiểu vương miền Kent phía nam nước Anh thành hôn với người vợ Công giáo là công chúa Berthe và còn tiếp nhận một giám mục xứ Gaule vào triều đình. Đức Giáo Hoàng liền sai các ngài lên đường một lần nữa. Và đặt Augustino làm trưởng phái đoàn; bắt mọi người trong nhóm phải vâng lời ngài.

Lần này, các ngồi đến nơi bình yên. Và nhờ sự trợ giúp của hoàng hậu Berthe, thánh nhân và phái đoàn đã hoạt động thành công; đến nỗi Đức Giáo Hoàng đã khen ngợi công lao các ngài: “Ai có khả năng tả được nỗi hân hoan đã dậy lên trong lòng mọi tín hữu trước sự kiện ấy là: Nhờ ơn Thiên Chúa toàn năng và nhờ công lao của quý huynh, dân Anh đã xua đuổi tối tăm lầm lạc, để được ánh sáng đức tin chiếu rọi. Rồi với tâm hồn liêm chính, họ đạp đổ hết các ngẫu tượng mà trước đây họ đã sợ hãi một cách vô lý, sấp mình thờ lạy. Để nay, họ lấy lòng trong sạch sấp mình trước Thiên Chúa toàn năng. Họ được các quy luật của giáo thuyết thánh thiện gìn giữ để lại khỏi rơi vào sự dữ. Họ được các giới răn của Chúa khuất phục tâm hồn và nâng cao tâm trí. Và nay, họ sấp mình sát đất để cầu nguyện, ngõ hầu tâm trí họ khỏi tà tà mặt đất. Công trình đó là của ai, nếu không phải là của Đấng đã phán: “Cha Ta hằng làm việc và Ta cũng vậy. ”

Với quyền hạn đã được trao, Augustinô nỗ lực truyền giáo tới đảo Thanet. Thoạt đầu, Ethebert được rửa tội và bàn định với Đức Giáo hoàng một dự án chuẩn bị tái lập toà Giám mục Canterbury tại Luân Đôn và thiết lập một giáo tỉnh khác ở York.

Đức Giáo Hoàng đã đặt thánh Augustinô làm Tổng Giám mục Canterbury. Theo chỉ thị của Đức Giáo hoàng, Augustinô đi Arles để thụ phong giám mục do tay Đức Tổng giám mục Vigile, đại diện tòa thánh ở xứ Gaule, dù nhiều biến cố ngăn trở những dự tính trên. Nhưng diễn tiến trong cuộc truyền giáo vẫn tiếp tục cho tới khi thánh Augustinô qua đời khoảng năm 605.

Thất bại duy nhất của thánh Augustinô khi Ngài tới nước Anh vì nỗ lực giải hoà với các Kitô hữu miền Welsh nhằm thuyết phục họ nhận cách tính ngày lễ Phục sinh của Roma, sửa lại vài điều bất thường trong nghi lễ và phục quyền Ngài: Thánh Augustinô mời các vị lãnh đạo Giáo hội Welsh tới họp, nhưng lại gây cảm giác bất lợi vì Ngài đã ngồi yên khi họ tới gặp Ngài. Hình như việc này cũng làm cho thánh Bêđa mất thiện cảm nữa.

Thánh Augustinô không phải là một nhà truyền giáo anh hùng nhất, khéo léo nhất. Nhưng Ngài đã thực hiện một công cuộc vĩ đại, là một trong số rất ít người ở Gaule và ở Ý thời đó sẵn sàng tử bỏ mọi sự để rao đi rao giảng Tin Mừng cho những miền xa xăm.

Thánh Augustinô là một tác nhân hơn là một con người vĩ đại, chính Đức giáo hoàng Grêgôriô Cả đã sáng kiến gửi các tu sĩ Ai Nhĩ Lan đến hoạt động truyền giáo ở những nơi không hề được Giáo hội Tây Phương biết đến và chính Đức giáo hoàng Grêgôriô Cả làm sống lại phong trào này. Và thánh Augustinô tiếp tục công trình cứu rỗi cho giáo đoàn này đến năm 604 thì qua đời vào ngày 27.5.

Lạy Chúa, Chúa đã dùng lời giảng dạy của Thánh giám mục Augustinô mà đem ánh sáng Tin Mừng đến các dân tộc Anh quốc. Xin cho những kết quả do công khó của người làm ra tồn tại mãi trong Hội Thánh và sinh hoa trái dồi dào. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.

THÁNH PHAOLÔ HẠNH.

Giáo dân tử đạo

“Nước Thiên Chúa giống như người kia gieo giống tốt xuống đất, dù người ấy ngủ hay thức, ban đêm hay ban ngày hạt giống cứ nảy mầm lên dần mà người ấy không biết, cây mọc mạ rồi trổ đòng đòng và thành những hạt lúa chắc nịch cho đến khi mùa gặt tới”. Đoạn Tin Mừng này đã ứng nghiệm trong cuộc đời thánh Phaolô Hạnh.

Con người không ai hoàn toàn tốt, cũng chẳng có ai xấu hết mọi phần. Mọi người đều có điều hay điểm dở. Có khác chăng, là nơi mỗi người điểm tốt hay điểm xấu nhiều hoặc ít hơn. Điều cần nhất là phải nhận biết việc tốt mà thi hành, điều xấu mà xa lánh. Chính đó là lý tưởng mọi người cần thể hiện trong cuộc sống.

Phaolô Hạnh là con người, cũng có lỗi lầm, khuyết điểm. Vì ham mê của cải, cậu đâm ra xảo trá, lường gạt cướp bóc, nhưng cũng biết thương giúp người cô thế cô thân. Nhờ đó cậu được phúc tử đạo, trở nên chứng nhân anh dũng của Chúa Kitô.image003

Phaolô Hạnh sinh năm 1827, tại Tân Triều, tỉnh Biên Hoà. Lớn lên, anh muốn tìm kế lập nghiệp, đồng thời để phụ giúp gia đình cha mẹ, nên theo hai anh đến Chợ Quán Sài Gòn buôn bán. Trong thời gian ở đây, anh quen lớn nhiều người, hùn vốn làm ăn với họ. Trong đó có lắm kẻ không tốt, quyến rũ anh làm điều xấu, mánh mung, xảo trá lường gạt, buôn bán gian lận, dần dần đứa đến giật giọc, cướp bóc, dường như có lúc anh đã cầm đầu một đảng cướp. Người trong vùng dư luận nhiều về anh. Càng ngày họ càng sợ anh, càng xa lánh và coi anh là kẻ bất lương, kinh tởm…

Thế nhưng lời Tin Mừng anh tiếp nhận thời thơ ấu vẫn không ngừng nẩy nở lớn lên trong anh dù anh không hay biết, một dịp may đã làm anh thức tỉnh, đánh động lương tâm anh, khơi dậy trong anh lòng bác ái yêu người Chúa dạy. Một hôm, gặp một đám du đãng đang hành hung cướp bóc một thiếu phụ cách rất dã man, anh xúc động, nhảy bổ vào can thiệp, cứu người thiếu phụ, buộc bọn chúng phải hoàn trả lại tất cả cho nạn nhân. Bị ép buộc và thấy mình yếu thế, bọn du đãng phải làm theo lời anh, nhưng chúng rất căm tức và quyết định trả thù. Chúng chọn giải pháp hèn hạ nhất là “ném đá giấu tay” biết anh là người Công giáo, nên đến tố với quan đồng thời buộc tội anh là Việt gian, thông đồng với quân đội viễn chinh Pháp, chống lại triều đình. Lúc đó là năm 1859, tàu Pháp từ biển tiến vào cần Giờ, bắn phá thành Gia Định. Vua Tự Đức sợ người Công giáo theo phe giặc, nên ra chiếu chỉ bắt đạo gắt gao.

Thế là Phaolô Hạnh bị bắt, giải về Bà Quẹo, tống giam nghiêm ngặt vì bị xếp vào thành phần tội phạm nghiêm trọng. Nhiều lần anh bị đưa ra tra tấn dã man. Người ta căng thân thể anh ra đánh đập, dùng kềm kẹp, lấy thanh sắt nung đỏ dí vào người, buộc anh nhận tội phản quốc và bước qua Thánh Giá. Nhưng dù cực hình nặng nề đến đâu, anh cũng không chấp nhận tội thông đồng với giặc và cương quyết không bước qua Thánh Giá. Anh nói: tôi là người Công Giáo, tôi tin Chúa, thờ Chúa, chớ tôi không phản bội tổ quốc, không theo giặc mà chống lại nước nhà.

Các quan dụ dỗ khuyên bảo anh quá khóa, bỏ đạo. Nhưng anh vẫn quả quyết: tôi là người Công giáo. Tôi không bao giờ chối Chúa bỏ đạo.

Thấy không thể lay chuyển được lòng tin kiên vững của anh, các quan đệ đơn xin vua kết án trảm quyết. Ngày 28.5.1859, anh được đưa ra pháp trường Chí Hòa, chịu chết đổ máu ra để làm chứng cho Chúa. Thi thể vị tử đạo được đưa về mai táng tại nhà thờ Chợ Quán.

Ngày 2.5.1909, Đức Thánh Cha Piô X đã tôn phong Phaolô Hạnh lên Chân phước. Và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh ngày 19.6.1988.

Sử gia Rodriguez so sánh cuộc đời thánh Phaolô Hạnh như “cánh hoa tím ngát hương” Có những hoa tím mọc dại bên đường cho đến ngày có khách bộ hành đi ngang qua dẫm nát nó mới toả hương thơm. Phaolô Hạnh quả là bông hoa che khuất bên vệ đường của Giáo Hội cho đến khi bị vò nát trong cuộc bách hại mới toả ra hương thơm ngào ngạt khiến chúng ta lâng lâng ngây ngất

Giữa một đô thị ô nhiễm đấy bon chen thấp hèn, những gian dối bất công và những cơ cực ngập trần tưởng chừng đè bẹp, giết chết hạt mầm đã được gieo vào đó, nhưng như cánh hoa báo hiệu mùa xuân mới đang tới đem lại bầu khí trong lành hơn, hạt mầm đá trổ bông cho thấy sức mạnh của Thần khí sự sống. Cánh hoa Phaolô Hạnh đã toả hương nhờ sức mạnh Thần linh làm cho những ai chán ghét mùa đông tội lỗi lạnh giá và khao khát mùa xuân vĩnh cửu, sẽ thấy lòng mình xuất hiện, niềm vui bí ẩn và niềm vui tràn trề vào tương lai”,

Hằng ngày cố gắng chừa bỏ thói hư tật xấu, tập luyện nhân đức, nhất là đức mến Chúa yêu người, và sẵn sàng hy sinh mạng sống vì Chúa và vì đồng loại, theo gương thánh Phaolô Hạnh tử đạo.

Bài viết liên quan