Thánh Giáo Hoàng Grêgoriô VII
Đức giáo hoàng Grêgoriô VII là một trong các giáo hoàng thời danh nhất trong Giáo hội Công Giáo. Khi ấy trong Giáo hội có nhiều sa sút và lộn xộn, giáo sĩ giáo dân mất lòng đạo đức, các vua chúa lạm quyền buôn bán chức thánh. Ai đem tiền nhiều thì được làm giám mục nên nhiều người có chức thánh mà không có đạo đức, không đủ khả năng lãnh đạo dân Chúa.
Thánh Grêgoriô hay là Hildebrand theo tên rửa tội, sinh khoảng năm 1028 tại Soarno ở Toscane, nước Ý. Gia đình Ngài không thuộc dòng tộc quý phái và có gốc Do thái. Thấy con mình thông minh lại hiếu học, thân phụ thánh nhân gởi Ngài tới thụ huấn với người chú là Tu viện trưởng Đức Bà Maria ở Aventin, Hildebrand đã trở thành một tu sĩ dòng Bênêdictô.
Tuy nhiên khả năng đặc biệt của Ngài đã sớm kéo Ngài ra khỏi hàng rào tu viện để phục vụ tại giáo triều. Khi đắc cử giáo hoàng, trên đường về nhận chức, Đức Leo IX ghé qua Cluny và dẫn theo thầy dòng trẻ tuổi Hildebrand để làm cố vấn cho mình. Đức giáo hoàng đã trao cho Ngài điều khiển tu viện thánh Phaolô và đặt làm hồng y. Đức giáo hoàng Leo IX là vị tiên khởi trong cuộc cải cách Grêgoriô là khuôn mặt sáng giá nhất trong cuộc cải cách này, nhưng chính đức Leo Cả người khởi xướng.
Kể từ việc đề cử của Đức Leo IX, Hildebrand đã có ảnh hưởng lớn lao trong nhiều triều đại liên tiếp. Khi được cử làm đặc sứ tại Pháp, Đức Hồng y Hildebrand, đã chống lại nhiều tập tục xấu. Trong hội đồng họp ở Tour, Ngài đã buộc Berenger từ bỏ những lầm lạc của mình. Thế là chính Ngài đã giữ phần quyết định trong cuộc tranh luận về bí tích Thánh Thể giữa Lanfranc và Berenger. Ngài ủng hộ giáo thuyết về sự biến thể của Lanfranc nhưng cũng giảm bớt sức đối kháng để trình bày cách mầu nhiệm hơn.
Dưới ảnh hưởng của Đức hồng y Hildebrand, chức giáo hoàng ngày càng tách biệt với hoàng đế hơn. Một liên minh hình thành với nhiều nhà cai trị ở miền nam nước Ý chống lại các Hoàng đế nhà Hohenstanen. Đức giáo hoàng nâng đỡ phong trào quần chúng chống lại hoàng đế ở Milanô nhưng tâm điểm đường lối chính trị của tòa thánh được diễn tả trọng việc chọn lựa Đức Giáo hoàng, dành riêng cho hồng y đoàn. Nói cách khác, ảnh hưởng của hoàng để bị rút lại, nếu không nói là bị hủy bỏ. Năm 1073 dưới ảnh hưởng đã trở nên lớn mạnh Đức Hồng y Hildebrand đắc cử giáo hoàng với hiệu Grêgoriô VII.
Để cứu vãn Giáo hội khỏi mọi ảnh hưởng thế quyền, ngải công bố bản 27 sắc chỉ, gọi là những quyết định giáo hoàng (Dictatus Papae; 1074-1075) như những khoả lệ nói lên sự phục tùng thế quyền đối với thần quyền.
Tình hình Giáo hội lúc này thật đáng buồn với nhiều thảm trạng đang diễn ra. Đích thân giáo hoàng thấy rõ những điều đó, sống khắc khổ như một thày dòng, Ngài đã sáng ngời như mặt trời chiếu giãi vào ngôi nhà Giáo hội. Đầy uy quyền trong lời nói và việc làm, Ngài đã nỗ lực tái lập kỷ lục truyền bá đức tin, diệt trừ các lỗi lầm. Nhất là việc ngài chống lại hoảng đế Henri IV nước Đức. Ông hoàng này ham mê khoái lạc và tham lam, đã dám bán quyền giám mục và các chức vụ trong Giáo hội cho những người bất xứng.
Năm 1075, Đức Grêgoriô VII đã tuyên bố phạt mọi người ở bất cứ địa vị nào dám dùng tiền để mua bán chức thánh. Với tình phụ tử, Ngài cảnh cáo hoàng đế Henri IV và các lạm quyền của ông. Tức giận ông bắt cóc Đức Giáo Hoàng đang khi Ngài làm lễ và giam ngục. Nhưng rồi dưới áp lực của dân Roma, ông phải thả Ngài ra. Đức giáo hoàng đã tha thứ cho ông. Tuy nhiên nhà vua vẫn ngoan cố. Năm 1076, ông triệu tập một số giám mục rồi đặt Gnibert de Ravenna làm giáo hoàng. Đức Grêgoriô VII liền ra vạ tuyệt thông Henri IV. Hối hận và sợ các quan bất phục, Henri IV lo giữ ngôi bằng cách đến Canossa làm việc đền tội.
Ngày 28.1.1077, Đức giáo hoàng giải vạ cho ông. Một thời gian sau Henri IV lại trỏ mặt, ông đặt một vị phản giáo hoàng là Clément B tại Roma và ông đem quân sang Roma để bắt Đức Giáo hoàng. Nhưng Đức Gregoriô đã kịp thời rút lui về Sôlerna và qua đời tại đây năm 1085. Trước khi qua đời Ngài đã nói: Ta yêu mến điều công chính và chê ghét sự gian tà nên mới phải chết ở chốn lưu đày này.
Người ta đã nói tới cuộc cải cách thời Gregorio. Phải nhận đinh rằng ý tưởng của Ngài rất cao thượng, Ngài quan niệm hàng giáo sĩ được đặt ra ngoài mọi người khác bởi phép truyền chức thánh làm thành một cộng đoàn siêu nhiên ấn định bởi quyền ban bí tích và được cai quản bởi đấng kế vị thánh Phêrô. Họ phải sống xứng đáng với phận vụ thiêng liêng, Ngài nhiệt hành ủng hộ luật độc thân của giáo sĩ và chống lại mọi thứ buôn thần bán thánh.
Ngài cũng nỗ lực diệt trừ mọi can thiệp vào việc chọn giám mục, nhất là sự can thiệp của hoàng đế. Dầu không thành công trong việc này, nhưng chắc chắn đã làm thay đổi thái độ của mọi người đối với Giáo hội. Sau khi đã từ trần, lý tưởng canh tân Giáo hội của Ngài mới rõ rệt hơn, sắc bén hơn và tiến gần tới hiện thực hơn. Ngài được phong Hiển thánh do Đức Phaolô V, năm 1606, mặc dầu có sự chống đối của chính phủ Pháp và Áo.
THÁNH BEĐA KHẢ KÍNH
Chính thánh Beđa kể cho chúng ta biết đời sống của ngài qua các tác phẩm ngải để lại- về cuộc đời thơ ấu của Ngài. Trong vài câu thêm vào cuốn lịch sử Giáo hội ngài cho biết, ngái sinh tại Escosse, nước Anh, năm 673.
Tên Beđa theo từ ngữ Saxon có nghĩa là cầu nguyện. Cuộc sống của Ngài rất gương mẫu nên người ta thêm cho Ngài biệt danh Vênerabilê có nghĩa là khả kính.
Năm lên 7 tuổi, ngài mồ cồi cha mẹ, và được vị tu viện trưởng Bênêdictô Biscop sạn sóc giáo dục. Lúc 18 tuổi Ngải được phong chức phó tế và năm 702 hay 703 tức là lúc 29 tuổi Ngài được thụ phong linh mục.
Chúng ta có thể tóm lược cuộc sống ấy bằng chính lời Ngài:“Tôi đã sống trọn đời nỗ lực học hỏi kinh thánh, trong khi tuân thủ luật dòng cũng như bổn phận hàng ngày và hát thánh ca tại nhà thờ, tôi sung sướng được học hành, dạy dỗ và viết lách”, ngài học hỏi kinh thánh, khoa học, lịch sử và dạy học. Ngài siêng năng học biết và mến mộ lời Chúa, đến nỗi ngài thuộc nhiều câu nhiều đoạn trong sách thánh. Ngài thường cầu nguyện với Chúa: “Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã thương ban cho con học biết nhiều môn học phần đời. Nhưng con chỉ mong học biết Chúa hơn, vì Chúa là nguồn mạch mọi sự khôn ngoạn; là sư Thật và là sự Sống của con”.
Là một bậc thầy lỗi lạc. Chẳng những thánh nhân dạy cho môn sinh những gì ngài đã học biết, mà còn truyền đạt những suy nghĩ, những kinh nghiệm và những điều ngài xác tín. Thánh nhân hết lòng phụng sự nhà dòng. Không mấy khi Ngài rời khỏi tu viện. Chúng ta chỉ nghe biết có hai chuyện du hành của Ngài. Một lần Ngài đi thu tập tài liệu về đời thánh Cuthbert, Ngài ở lại Lindisfanne và từ đó đến viếng Farne Island để khảo sát những di tích trong căn phòng của vị thánh. Một lần khác, Ngài đến York để thăm Đức tổng giám mục Egbert, và để quan sát các trường học nổi tiếng ở đó.
Là một bậc thầy lỗi lac. Ngài cố gắng không cùng để tự đào luyện mình rồi truyền thông không phải, chỉ có những gì mình đã học mà còn cả cảm thức về giả trị của điều đã được hiểu biết, đặt tầm quan trọng của việc giảng dạy. Tuy nhiên chúng ta không thể nói nhiều về điểm này. Nhưng các sách đủ loại Ngài viết đều là kiệu mẫu trong việc trưng dẫn các tài liệu. Chính cách trình bày cẩn thận và điều độ và gắng để được chính xác và đúng đắn làm cho các sách ấy có thế giá. Các tác phẩm của thánh Beđa có thể xếp thành ba loại. Các bút tích về thần học của Ngài chính yếu gồm những phần dẫn giải thánh kinh của một thầy dạy phần lớn dựa trên ‘các sách giáo phụ Tây phương. Dầu thiếu sự độc sáng trong cách trình bày, nhưng những dẫn giải của thánh Beđa ngày nay còn là phương tiện tốt đẹp nhất để hiểu về các giáo phụ.
Các tác phẩm về khoa học của Ngài một phần là những giải thích cổ truyền về các hiện tượng tự nhiên, một phần bàn về niên lịch và cách tính của Đông phương. Tác phẩm De Temporibus (về thời gian) giúp đi đến quyết định chọn mầu nhiệm Nhập thể làm thời điểm ghi ngày tháng khởi đầu mọi biến cố. Cách tính niên lịch của Ngài lấy thời điểm Chúa Giêsu Giáng sinh làm cột mốc, đã được Kitô giáo Tây phương chấp nhận rộng rãi hơn cả.
Các tác phẩm về lịch sử của thánh nhân có lẽ ngày náy được nhớ tới nhiều hơn hết. Cuốn “Lịch sử Giáo hội của dân Angles” là một trong những tác phẩm quan trọng nhất về lịch sử về thời đầu Trung cổ. Ngài đã viết cách khách quan và phê phán cách quân bình, dựa trên những tài liệu và nhân chứng đáng tin cậy, Ngài cũng viết một tiểu sử về các tu viện ở Wearmonth và thơ văn về cuộc đời thánh Cuthbert.
Ngoài việc dạy học và viết sách, Ngài chuyên cần cầu nguyện, học hỏi lời Chúa, tập rèn nhân đức. Kể từ năm 679, Ngài ở hai tu viện Wearmonth và Jarrow, chăm chú thi hành bổn phận thuộc đời sống tu trì. Lời kinh ở cuối cuốn “Lịch sử Giáo hội” trình bày lý tưởng của Ngài: “Lạy Chúa Giêsu nhân từ, con khẩn cầu Chúa, khi đã cho con được vui hưởng những lời khôn ngoan của Chúa thì xin cho con một ngày kia được đến gần bên thánh nhan Chúa”
Năm 735, tuy Thánh nhân chỉ 63 tuổi, nhưng sức khỏe suy yếu vì bệnh hoạn dày dò thân xác. Mặc dù thế Ngài vẫn cố gắng làm việc đến giây phút cuối cùng. Ngài đọc cho thầy thơ ký hoàn tất cuốn Chú giải Phúc âm thánh Gioan. Sau đó, thầy thơ ký nói: “Con đã viết xong câu
Ngài đáp: “con nói đúng. Mọi sự đã xong. Vậy hãy nâng đầu thầy dậy. Vì thầy muốn ngồi nhìn thẳng vào nhà nguyện Đấng Thánh của thầy, nơi thầy vẫn cầu nguyện;
để thầy có thể ngồi mà cầu khẩn Cha thầy”.
48 giờcuối củng trên giường bệnh. Đúng ngày 27.5.735, đang khi ngài ngồi trên nền nhà phòng mình và hát tiểu khúc “Ôi Vua vinh quang” của giờ kính lễ Thăng thiên đến câu: Sáng danh Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần, ngài thở hơi cuối cùng. Chắc chắn chúng ta tin rằng: khi ở trần gian, Ngài đã sốt sắng chịu khó ngợi khen Chúa thì ngài sẽ được lên hưởng hạnh phúc trên trời.”
Đương thời, không ai nghi ngờ sự thánh thiện của thánh nhân, tuy ngài đã không làm một phép lạ, không được một thị kiến và không mở ra một đường lối tu đức mới mẻ nào nhưng ngài có ảnh hưởng rất lớn trên Giáo hội Tây phương Latinh. Năm 1899 Đức giáo Hoàng Lêo XII đã tặng phong ngài chức Tiến sĩ Hội thánh.
Lạy Chúa, Chúa đã dùng một học giả uyên thâm là Thánh Beđa linh mục mà làm cho Hội Thánh thêm vinh quang rực rỡ. Nhờ sự khốn ngoan và công nghiệp của thánh nhân, xin cho chúng con là tôi tớ Chúa được luôn soi sáng và giúp đỡ. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
THÁNH PHÊRÔ ĐOÀN VĂN VÂN
Thầy giảng tử đạo.
Ẩn trốn xa nhà xứ chưa được bao lâu thì thầy Phêrô Đoản văn Vân đã thấy bồn chồn lo lắng không yên; về các công việc của giáo xứ mà gần trót cuộc đời thầy đã gắn bó, thầy Phêrô quyết định trở về, chính lòng nhiệt thành với bổn phận đã đưa thầy vào con đường tử đạo, thầy bị bắt ở -Cổng làng Tiên Cát trên đường đến nhà xứ.
Ngoài lòng can đảm chịu chết vì Chúa, Thánh Phêrô Vân còn để lại cho mọi người tấm gương khiêm nhường bác ái. Vì nhận mình thân phận hèn kém, thánh nhân tình V nguyện làm thầy giảng không dám lãnh chức linh mục Và vì nhiệt thành với chức vụ mà Ngài đã bị bắt và bị trảm quyết.
Thầy Vân sinh năm 1780 tại xứ Kẻ Sông huyện Hà Nam, trong một gia đình đạo đức sốt sắng. Ngay lúc còn nhỏ, cha mẹ đã gởi Cậu ở với cha Thi, nhờ dạy dỗ, huấn luyện để tập sự đi tu giúp việc Chúa. Lớn lên, Phêrô Vân đã gia nhập chủng viện, học tập làm linh mục. Nhưng sau một thời gian tu luyện, cầu nguyện, suy nghĩ, Ngài nhận thấy chức linh mục quá cao trọng với trách nhiệm nặng nề. Hơn nữa, vì nhận thấy mình kém tài thiếu đức và hèn mọn trước mặt Chúa, nên không dám tiếp tục học làm linh mục. Năm 25 tuổi, thầy tình nguyện làm kẻ giảng trọn đời.
Thấy thầy đạo đức khiêm tốn, bề trên sai đi giúp xứ Bầu Nọ, tỉnh Sơn Tây. Thầy hết sức chăm lo bổn phận. Hằng ngày lo coi sóc nhà xứ, thương giúp kẻ nghèo, thăm viếng bệnh nhân, chuẩn bị cho những người hấp hối lãnh nhận các Bí Tích sau hết để chết lành, nâng đỡ, khuyến khích các tín hữu sống đạo sốt sắng nhiệt thành.
Đối với mọi người, thầy luôn đối xử hiền hòa, nhã nhặn, rộng rãi, lúc nào cũng sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu tinh thần cũng như vật chất của họ. Ngược lại đối với chính mình, thầy sống rất nhiệm nhặt khắc khổ: ăn uống thanh đạm, y phục đơn sờ giản dị. Ai cũng công nhận thầy nhân đức thánh thiện, là muối cho đời và là ánh sáng của trần gian. Khi ngợi khen một thầy giảng nào người ta thường nói: “Ông này nhân đức như thầy cai Vân”
Trong thời vua Tự Đức cấm đạo, ở Bầu Nọ có hai tên Tương và Huống là nhân viên thu thuế cho nhà nước. Chúng say mê cờ bạc rượu chè. Một hôm chúng thua hết tiền dân đóng thuế, không có tiền nộp ngân sách, chúng đến thầy Phêrô xin vay tiền. Vì biết rõ chúng là những tay ăn nhậu bài bạc, nên Thầy từ chối không cho chúng vay. Chúng đâm ra thù oán đi tố cáo với quan. Quan liền cho binh lính đến vây bắt, nhưng nhờ đoán biết trước nên thầy trốn đi trú ẩn nơi khác.
Ẩntrốn chưa được bao lâu, thầy đã thấy bồn chồn lo lắng, không yên lòng vì bổn phận. Và vì nhiệt thành với sứ vụ, thầy quyết định trở về nhà xứ. Trên đường về thầy bị hai tên Tương và Huống đón bắt nộp cho quan, và vu cáo là đạo trưởng (linh mục).
Lúc đó Thầy Phêrô đã 77 tuổi. Quan thấy thầy già yếu thì động lòng thương, muốn tìm cách tha thầy. Quan hỏi: Ong có phải là đạo trưởng không?
“Bẩm quan, tôi là thầy giảng không phải đạo trưởng”
“Ông giả cả lụm cụm rồi, chịu đòn vọt tù ngục không nổi đâu. Hãy quá khóa rồi ta cho về an phận tuổi già với con cháu”.
Thầy đáp: “Bẩm quan, tôi đã thờ kính và phục vụ Chúa trên 70 năm rồi, làm sao tôi chối bỏ Chúa tôi được”
Thấy không thể khuyên bảo thầy bỏ đạo, quan ra lệnh giam thầy ở Lâm Thao 4 tháng, rồi chuyển về Sơn Tây đồng thời xin vua kết án trảm quyết thầy. Khi bản án thầy cai Vân “Giatô đạo trưởng” được vua chuẩn phê, thầy vui mừng chờ đợi ngày hồng phúc.
Người ta dẫn thầy ra pháp trường. Trên đường đi họ thấy thầy kiệt sức, nên cho hai tên lính đỡ phụ gông cho thầy, nhưng thầy vẫn tỏ ra can đảm, bình thản, vui tươi. Đến nơi, thầy xin lý hình cho vài phút cầu nguyện. Nguyện xong, thầy hiên ngang cúi đầu cho lý hình thi hành phận sự. Và sau một nhát gươm, đầu thầy đã lìa khỏi cổ, linh hồn về hưởng hạnh phúc cõi trường sinh. Hôm đó là ngày 25.5.1857. Giáo dân làng Bách Lộc đã an táng vị tử đạo ngay chính nơi xử án. Sau lại chuyển thi hài thầy về mai táng ở nhà thờ Bách Lộc.
Ngày 2.5.1909, Đức Thánh Cha Piô X đã phong Chân phước cho thầy. Và ngày 19.6.1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã suy tôn thầy lên bậc Hiển thánh.
Quyết tâm sống khiêm nhượng bác ái, nhiệt thành chu toàn bổn phận và trung thành bền đỗ theo Chúa đến cùng, như Thánh Phêrô Đoàn Văn Vân tử đạo.