Chưa được phân loại

Hồi ký của TH Philibert Nguyễn Văn Ba (phần 3)

TRỞ VỀ DÒNG LẦN THỨ HAI

        Sau khi bàn luận và cầu nguyện thì chỉ thấy lối thoát duy  nhất tuy nguy hiểm mà có nhiều hy vọng, đó là cho người lên tháo gỡ  cây,ván, tấm lợp về cất nhà mới vào khoảng hạ tuần tháng 7 /1970. Hai anh Modest và Rémi tình nguyện ra đi theo đường ghe buôn mà trở về Banam.ban đầu thì Cần Xay có được mấy cái giường cây của Đệ Tử. Sau đó bặt tin luôn suốt hai tuấn lễ .Ai nấy đều lo , vì thấy tình hình ngày càng khó khăn. Bề Trên đồng ý cho Philibert vượt  biên lên thăm tình hình và liệu cách xoay  sở với hai anh Modest và Rémi. Cuộc hành trình khá mạo hiểm,Philibert phải”Chém Dè” tại Tân Châu một ngày một đêm mới có người chịu cho qua giang lên biên giới Miên.

        Ghe gần đến Neak Lương thì đã gần giờ giới nghiêm, không thể đi lên nữa mà phải ghé tại Họ Vịnh, Cách đồn lính Neak Lương khỏang gần cây số.Trời mưa tầm tã,Philibert choàng áo mưa ,sách bị băng qua khu vườn vắng lạnh, rồi qua một cánh đồng để hướng về quốc lộ I-Sài Gòn-Nam Vang ,cố  đi bọc tránh xa đồn lính, giờ ấy lính gác thấy bóng người phía ruộng là nổ súng ngay. Lên đến quốc lộ I,Philibert lấy áo Dòng Mang theo trong sách tay, mặc vào rồi trùm áo mưa lên đứng chờ.Không đầy 5 phút thì từ phía Kong-Pong Tra-bec, một chiếc xe nhà binh lù lù phóng tới về phía mình đang đứng. Khi vừa nhận ra xe của quân đội Việt Nam và có lính Việt Nam đầy trên xe, Philibert tốc bỏ áo mưa ra đứng giữa lộ khoác tay chận lại.Thấy người tu hành xe thắng lại và mở cửa mời lên,không hỏi han gì hết. Ngồi trên xe Philibert thuật lại ý đồ mình muốn lên thăm mấy anh em đang gỡ  nhà tại nhà Dòng…Không mấy chốc đã vào chợ neak Lương anh sĩ quan trên xe cho một anh lính lái xe jeep đưa mình lên Dòng gặp lại hai anh em, mừng quá chừng, vì thấy mọi người còn sống bình yên.

        Hai anh cho biết đã tháo gỡ một phần lớn nhà cửa rồi, mà không có phương tiện chở về vì lúc nay không còn nhờ được tàu quân vận nữa,vì chuyến nào về cũng chở đầy người Việt Kiều hồi hương.

Anh em mới nhất trí tìm phương tự túc: Làm bè thả theo sông vì tháng này nước đổ mạnh, rất thuận lợi. Định phương án xong thì phân công: Philibert lo kiến thiết chiếc bè còn hai anh cư tiếp tục tháo gỡ cho bằng hết những  thứ gì mang đi được. Philibert thì có anh Sáu Thông tiếp tay. Hai kia thì nhờ một số người địa phương trợ lực với tiền công phải chăng. Công việc làm bè  đòi hỏi nhiều kỹ thuật mà Philibert có bao giờ làm cái vụ này đâu .

        Công việc trước tiên là chạy đi mua tre bè và sắt làm dây cột. Dự định làm ba phiến bè mỗi phiến phải có bốn cốn tre (3 bó) mỗi cốn phải có trên 100 cây tre  như thế phải có trên 3000 cây tre bè lớn. Mỗi cốn tre phải cột chắc và cứng bằng dây sắt sáu. Bốn cốn kết lại với nhau  bằng mấy cây cột gỗ trên nhà khiêng xuống. Mỗi cốn cách khoảng  gần hai thước, để chỗ kèm theo các cây nhẹ, như thao lao, dầu,…vv để thêm sức nối và vững vàng cho chiếc bè., rồi ba phiến lại nối lại với nhau bằng mấy cây xiên dài,làm thành một chiếc bè khổng lồ, dài gần 20 thước ngang độ 8 thước.

        Bao nhiêu cây, ván, được tháo gỡ và khiêng xuống sông, cây nhẹ thì kè xuống nước giữa mấy cốn tre, và có dây sắt cột chặt lại. Cây nặng ,chìm, như căm xe, thì chất lên bè. Trên bè cốn chất lên 22 tủ lớn 3 cửa, một số giường ,bàn ghế học trò.Ngoài ra, còn tháo gỡ toàn bộ dàn máy xay lúa và máy phát điện. Những thứ nặng nề này không thể chất lên bè được nên phải mua một chiếc ghe chài trọng tải trên 30 tấn. Máy xay lúa, máy phát điện, và mấy ngàn tấm tôn lợp đều chất hết trong ghe nặng khẳm gần ngập bẹ trên chỉ còn độ chừng hai tất nữa là nước tràn vào ghe thôi. Còn dàn cối xay bằng sắt thì bộ láp với mấy cái poulies(bánh giục) thì xếp lên phiến bè đầu. Phiến bè này được thiết kế đặc biệt vững chắc để chịu sóng gió .

        Xong xuôi tất cả chiếc bè đều sẵn sàng ra đi, phải mất trọn hai tuần lễ. Rồi một cái may lại đến với anh em đã gần kiệt lực. Là Tu Huynh Théophile, trưởng trại tập trung Việt Kiều tại Tiểu Chủng Viện,  đã giải tỏa xong trại cho tàu đưa về Việt Nam, Tu Huynh xuống Banam hợp lực với anh em trong mấy ngày cuối của công việc rỡ nhà, lên tinh thần….

        Bây giờ còn một vấn đề gay go và trầm trọng là đưa bè, một chiếc bè to tương và chất đầu đồ đạc như một cái nhà nổi giữ sông vậy. Gay go ở chỗ là con đường sông từ Banam về tới Cần Xây,  trong mây anh em đâu có ai từng đi bao giờ . Chỉ biết bằng bài học địa lý là từ Banam phải xuôi dòng Mékong, vào ranh giới Việt Nam một đỗi phải băng qua Kinh Sáng Tân Châu, con kinh bao lớn, nước đổ thế nào ,có những cầu bắt ngang thế nào cũng không biết, để đến sông Hậu Giang tại vùng chợ Châu Đốc. Rồi từ đó cứ xuôi theo bờ sông về đến Cần Xay. Nhưng từ Châu Đốc về Cần Xay có bao nhiêu rạch ngòi đang mùa nước rút mạnh vào đồng ruộng. Nếu đi gần bờ rủi bị cướp rút vào rạch thì chỉ có trời mới lôi ra nổi…còn nếu đi giữa sông thì nước đổ mạnh khi tới nơi làm sao ghé bến được chỉ còn trôi tuốt ra biển thôi, với lại Cần Xay  lại ở đằng sau cù lao Ong Hổ, phải đi vào nhánh sông nhỏ mới ghé nhà được. Bao nhiêu cái khó khăn trở ngại khó biết đâu mà lường. Dù sao cũng phai liều trong tinh thần phó thác;”Aide.toi,le ciel t’aidera”.

        Vấn đề thật quá gai góc thử tưởng tượng với chiếc bè to bằng ấy với sức nước cuốn đi, mà vướng vào một cái cầu, một bè đậu hay một bè nổi của người ta thì tai họa như sẽ thế nào ? Anh em ngồi bàn kế hoạch, rồi ra phương ánh như vầy”phải kiếm hai chiếc ghe máy, ghe đi buôn thì được một chiếc của anh Sáu Đồng, hai vợ chồng và mấy đứa con của anh cũng đã tích cực mấy tuần qua, còn một chiếc kia lại của anh Phiên,con của ông Tư Kiên ở banam, rất thân quen với Nhà Dòng. Cả hai ghe đều chạy bằng máy Koler 4, sức kéo không mạnh đủ để kéo chiếc bè, nhưng chỉ có sức hướng dẫn chiếc bè theo ý muốn thôi. Vì vào cuối tháng 8 dương lịch này nước đổ mạnh nhất dưới sức đẩy chiếc bè đi nhanh hơn ghe chèo. Hai chiếc ghe này kè hai bên chiếc ghe chài để vừa đẩy chiếc ghe lớn vừa hướng dẫn chiếc bè. Hai sợi dây đôi bằng nilon to bằng cổ tay cột chiếc bè vào sau chiếc ghe lớn, cách xa nhau độ 10 mét. Anh Rémi cầm lái chiếc ghe chài,Tu Huynh Théophile có nhiệm vụ đứng trên mui ghe để báo hiệu cho tàu khác giảm tốc độ, để tránh sóng lớn. Philibert đứng ở đầu chiếc bè điều khiển toàn bộ.Anh Modeste thì ở phía sau chiếc bè cuối, rồi một cuộn dây nilon to khoanh tròn để phòng khi  phải hãm chiếc bè khi cập bến.

        Bố trí đâu vào đấy, thì định 5 giờ sáng hôm sau mở dây rời bến…Lại một cái lo khác xuất hiện là con đường sông từ Banam  tới biên giới Miên -Việt không đươc an ninh, kẻ bất lương có thể xuất hiện bất cứ lúc nào… Sau cùng phải âm thầm nhờ căn cứ Hải Quân Việt Nam tại Neak Luơng yểm hộ. họ hứa sẽ bảo đảm an ninh cho về tới ranh giới Việt Nam. Thật vậy, mới 4 giờ sáng , đã nghe có tiếng tàu chạy nhè nhẹ dọc hai bờ sông rồi. Đúng 5 giờ sáng tháo dây đi, hai máy kéo nổ hết máy để lôi chiếc bè ra giữa sông giữa mùa nước đổ mạnh, chiếc bè trôi đi thoăn thoắt xuôi dòng Mékong. Gần 4 giờ chiều hôm ấy, bè đã đến lúc đi vào Kinh Sáng Tân Châu. Chiếc bè choán cả lòng Kinh, nên nước rút đưa bè đi qua mạnh,làm hai chiếc ghe máy phải nổ khói đen mới khỏi bị chiếc bè đun tới. A nấy quá sức hồi hộp, sợ bè chạm phải cầu hai bên bờ. May quá Thánh Gia đã đưa đi êm đẹp suốt con Kênh chỉ còn không đầy nửa cây số nữa là ra tới sông Hậu Giang. Bỗng đâu từ  vàm kinh, hai chiếc tàu tuần tiểu của Hải Quân Việt Nam chạy vào Tu Huynh Théophile đã làm hiệu cho nó giảm tốc độ. Mà họ vẫn phóng nhanh làm nổi lên mấy lượng sóng to, đập vào đoàn bè của mình, hai chiếc đuôi tôm bị gãy chân vịt. Bánh lái  của chiếc ghe chài do anh Rémi cầm lái bị gãy móc, sứt bánh lái. Hoàn toàn mất sức kéo điều khiển chiếc bè. Chiếc bè đầu bị sóng đập, rã hết cốn tre. Nước vẫn đẩy mạnh làm chiếc bè mất hướng dẫn, đun chiếc ghe chài vun vút băng ra vàm ngang ngã ba vàm kênh, có một bè đáy. Chiếc ghe tấp vào đó quay ngang, phía sau chiếc chiếc bè ủi tới là chiếc ghe lật nghiêng suýt nữa là nước tràn vào ghe. Chiếc bè đầu bị chiếc ghe cản lại nó bắt đầu vừa lún xuống, vừa vặn mình lật ngang , Philibert đứng ngay đầu bè, hai tay chỏi vào chiếc ghe, miệng kêu Chúa ơi! và bị lún xuống nước tới nửa người một tiếng rốp ghê hồn. Phần bè đầu gãy lìa khỏi hai phiến bè sau . Bón cây cột một tấc rưỡi vuông gãy lìa một lượt bao nhiêu đồ đạc trên bè đều tuôn xuống sông hết, bị nước cuốn đi sau tiếng kêu Chúa Ơi thì nghe “bực” một tiếng cộc lốc, sợi dây neo bè đáy bị đứt lìa. Chiếc ghe lấy lại thăng bằng và trôi ra giữa sông. Philibert vừa kịp phóng lên phần bè nổi giật cánh tủ đang nghiêng sắp lật xuống sông lấy kịp cái sách tay đựng giấy tờ và nhảy lên chiếc xuồng nhỏ cột theo bè còn đó mà chiếc dầm bị sóng đánh văng đâu mất rồi. Đứng lên xuồng rồi nhìn thấy chiếc ghe sắp tới một bè đáy khác nữa Philibert hô “thả neo chiếc ghe lớn,” tai nạn đột ngột quá làm hai anh bên ghe chài chả biết làm sao nghe bảo thả neo anh Rémi, từ đằng lái chạy lên mũi xả neo, chiếc ghe dừng lại trước một miệng đáy, nhìn lên chiếc bè cũng đang trôi, Philibert  hô “quăng dây nhờ bà con kéo vào bờ”. Nhìn theo sông bàn, ghế, tủ, giường trôi lều bều trước những miệng đáy, thấy mà toát mồ hôi.

        Người ta nghe có tai nạn, chạy ra xem đông nghẹt bờ sông Philibert kêu cầu bà con giúp lôi ra vớt dùm đồ đạc đang trôi. Nhiều người hảo tâm, kẻ bơi xuồng, người lôi ra vớt vào bờ tất cả. Với hai bàn tay làm dằm Philibert bơi được vào bờ . Cám ơn bà con và yêu cầu họ khiêng tập trung lại dùm một chỗ. Họ rất tốt bụng, họ sẵn sàng với tất cả lòng thương cảm .(Đồng bào ở đây toàn là đạo Hoà Hảo) Đâu đó yên ổn rồi, thì trời cũng sắp tối, vấn đề trước mắt là đưa chiếc ghe chài đến một nơi  đâu an toàn vì chỗ này tàu hải quân chạy qua lại thường xuyên nguy hiểm. Đang loay  hoay bàn với anh em thì một anh cảnh sát địa phương đến nói nhỏ : các cha (có lẽ họ thấy mình mặc tu phục ,tưởng là các cha) đừng lo, vì cái bè đáy đậu không đúng luật, mà ở đây chính quyền không dám động tới. Nghe rồi để bụng đó lo nhờ người mượn dùm một chiếc ghe máy lớn để đưa chiếc ghe chài đi độ nửa giờ sau, một chiếc tàu đò đến nhận đưa chiếc ghe về tới Cân Xay luôn. Thế là hai anh Rémi và héophile phải ngồi ghe về trước, còn lại anh Modeste và Philibert với hai anh chủ ghe đuôi tôm, Hai anh cũng đã thay xong chân vịt gãy. Kiểm tra coi chiếc bè được cột hẳn hoi rồi ai nấy lên bờ kiếm gì ăn bỏ bụng. Lúc ấy có người làm của dàn đáy bị bè của mình làm đứt dây neo, trôi lưới… đến yêu cầu giải quyết cho dàn đáy Philibert trả lời: “ Chúng tôi còn ở đây các anh yên chí đi, việc đâu còn có đó mà, thong thả giải quyết, chúng tôi còn phải lo làm lại chiếc bè rất khẩn trương. Nhưng  xin nhắn lời của ông chủ dàn đáy đóng chỗ đó có hợp lệ không vậy?…Anh ta ra về và cho tới hôm sau thì bè lại rời bến mà đi, vẫn không thấy ai hỏi han gì về vụ dàn đáy nữa. Tạm xong vấn đề bao tử, ai nấy mới cảm thấy mệt rã người. Xuống ghe dọn chỗ ngủ. Lại phải giặc muỗi Châu Đốc, quơ tay ra là  cảm thấy như chạm phải trấu vãi vậy, rất may là trong túi sách tay của Philibert còn được chai thuốc trừ  muỗi, xoa trên người muỗi tránh đi được vài ba tiếng đồng hồ, cũng tạm ngủ được. Vừa sáng sớm là phân công cho một ghe máy chạy xuống Châu Đốc mua đồ ăn và những gì cần thiết làm lại chiếc bè. Từ chỗ bè đậu đến chợ Châu Đốc, ghe máy  đi về mất hơn tiếng đồng hồ. Ăn sáng xong, lo kiến thiết lại chiếc bè và đưa đồ trên bờ xuống sắp lạ trên bè. Xong mọi việc là gần 10 giờ sáng không còn chiếc ghe chài nặng nề khó dạy kia nữa, nên hai chiếc ghe đuôi tôm cặp lại hợp sức kéo chiếc bè đi xuôi nước coi bộ khỏe quá. Nào ngờ đâu khi xuống khỏi khu thị xã Châu Đốc  thì rạch ngòi theo bờ sông đâu mà nhiều quá. Từ xa đứng trên bè đã thấy nước cuồn cuộn đổ vào các con rạch như thác đổ vậy. Quá sợ bị nước cuốn vào trong rạch mà cũng không dám đi xa bờ, vì sợ dòng nước mạnh quá đẩy bè đi luôn không ghé được khi tới bến nhà. Bè thì cứ trôi, mà lòng người thì hồi hộp quá chừng. Quá lo, nên luôn căng mắt nhìn về phía trước để quan sát dòng nước. Sau cùng cũng không tránh khỏi cái mình đang sợ. Số là khi bè đến gần vùng Năng Gù, có một con rạch lớn, nước chảy siết lắm. Mặc dù đã thấy trước,nên đã cho ghe kéo bè ra phía giữa sông, vậy mà không thoát khỏi, phần sau chiếc bè bị nước rút mạnh  vào rạch, hai phần trước của bè đa vượt qua được lòng nước của rạch, nên chiếc bè bị tấp vào bờ voi của rạch.Hai chiếc ghe nổ hết máy, cộng thêm sức người chống đầy ra mà không nhúc nhích đực chút nào. Hết phương!!!Nhìn ra giữa sông thấy có mấy chiếc ghe lớn chở cát đang chạy ngang qua. Ban đầu làm dấu kêu vào tiếp: Không thấy ai đáp lời,liền cho một ghe máy chạy ra năn nỉ cầu cứu… Họ thông cảm liền cho hai ghe lớn chạy vào quăng dây cột bè và lôi ra. Chốc lát chiếc bè đã chịu rời bỏ chỗ cạn mà tiếp tục xuôi dòng. Xin góp chút thù lao cho hai ghe lớn,nhưng họ không nhận. Mình cám ơn ríu rít và rồi đường ai nấy đi. Qua một cơn khó dễ rồi chiếc bè  trở lại ngoan ngoãn dễ thương, cứ nhè nhẹ trôi đi.

        Biết gần tới nhà, mà trời cũng sắp tối đến noi rồi phải tìm chỗ thuận lợi đậu lại nghỉ đêm. Bấy giờ mấy cái bao tử lại gào lên than đói. Phải cho người lên bờ mua gạo xuống nấu cơm mới hay chỗ đang đậu nghỉ đó là ngang chợ rạch gộc, dưới nhà thờ năng Gù độ vài cây số. Ngay chỗ bè đậu có một chuồng vịt đẻ, mua mấy hột luộc là cho xong bữa cơm tối. An xong, chia phiên kẻ thức người ngủ cho qua đêm giữa trời sương gió vậy. May là đêm đó, vào cuối tháng 8 dương lịch  mà trời không mưa. Sáng sớm lo nhai a hột cơm nguội rồi tiếp tục xuôi về Cần Xây. Đến khoảng 9 giờ, tức là 9 giờ sáng của ngày thứ ba sau khi bỏ bến Nhà Dòng Banam, thì đã thấy cù lao ông Hổ, một cù lao nhỏ nằm ngang họ Cần Xây. Bây giờ cố gắng làm sao đưa chiếc bè lọt vào nhánh sông nhỏ chảy giữ  Cần Xây và cù lao ông Hổ. Hai ghe kéo đã giảm tốc độ nhưng vì sông nhánh nhỏ nước chảy mạnh nên bè vẫn cứ đi vùn vụt. Từ xa, trên bè đã thấy anh em trên nhà  chạy xuống cầu bến vì đã nhận ra  chiếc tàu bè  đã về gần tới. Chỉ trong chốc lát nữa là bè sẽ cập bến. Theo dự tính , Philibert nhờ anh Phiên ,con ôn tư Kiên bước sang đứng chực ở bên chiếc bè cuối tay cầm chặt sợi dây đợi chờ lệnh là phóng xuống sông bơi vào bờ và cột chặt một đầu dây vào gốc cây nào to đủ sức giảm lại chiếc bè. Khi cò khoảng chừng 100 mét là tới bến nhà thấy trên bờ có gốc cây to tướng, Philibert hô : Nhảy! anh Phiên cầm dây nhảy ùm xuống nước và bơi gắng vào bờ, chỉ mấy phút là anh Phiên đã cột chặt đầu dây vào gốc me nước như đã tiên liệu. Đằng này ở cuối bè anh Modeste và Philibert cong xương sống, phùng mang ếch mà giảm tốc độ chiếc bè bằng cách vừa ghì vừa xả dây. Bà con thử tưởng tượng, có hai người không phải là lực sĩ mà dám cầm dây hãm lại tốc độ chiếc bè đang bị nước cuốn đi vùn vụt…Vậy mà chiếc bè phải chịu thua, sau khi căng dây nghe một tiếng “bực” tưởng đâu là đứt tiêu đường dây rồi, may là hai người vừa kềm vừa xả dây kịp thời chiếc bè chậm lại ngó thấy và từ từ tắp vào sát bờ và khi hai anh em ghìm miết đầu dây không xả ra nữa, thì chiếc bè dừng hẳn lại ngay cầu bến không xê một chút nào. Còn hai người lã chã mồ hôi mà vui sướng vô cùng thế là đúng câu “Aide-toi, le ciel l’aidera”.

        Một ngày lịch sử lớn, ghi nhớ sự thành công của sự mạo hiểm hy sinh của các anh em, Phải gần một tháng trời với tinh thần hy sinh vượt bậc mới có ngày nay. Rất tiếc là Philibert không nhớ rõ ngày trong tháng cũng như thứ trong tuần và chỉ chú tâm vào công việc. Trời vừa sáng là bắt đầu cho tới khi hết thấy đường, chỉ ngừng tay vào giờ ăn thôi. Một điều chắc chắn là lúc anh em về nhà đã  có hai ngày lễ lớn  mà không có thánh lễ: Đó là lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời và lễ bổn mạng của Philibert 20/8.

        Muốn ý thức đầy đủ về ngày lịch sử này, tưởng nên ghi lại công việc của mấy anh em (hai anh Modeste và Rémi, sau đó có Philibert tăng cường). Ai có biết Nhà Dòng Banam thì có thể không tin trong vòng non một tháng, mà có ba anh em và gần mười người dân địa phương, mà đã tháo gỡ và đóng thành bè tất cả khu vực Nhà Dòng, chỉ trừ vách gạch và mái ngói là còn lại thôi.

        Và đây là ít chi tiết để ai chưa biết Nhà Dòng Banam thì sẽ rõ giá trị của ngày lịch sử này. Kể ra đây không phải là kể công với ai, mà để cho biết khi con ngươi đã quyết hy sinh cho đại cuộc thì có thể làm được những gì vượt quá sức tưởng tượng của con người.

        Nhà Dòng Banam là tường xây gạch, lợp ngói có hai tầng lầu bằng ván lót trên đà căm xe. Toàn bộ cửa sổ, cửa cái toàn băng cây. Chiều dài 40m chiều ngang 12m. Dãy nhà bếp cũng tường gạch lợp ngói, có lẫm lúa bằng cây, gỗ, một phần đầu nhà có lầu bằng cây đầu kia có hai căn bằng cây lợp thiếc, là nhà máy xay lúa. Dọc theo chiều dài của nhà bếp cũng khỏa trên 40m, là nhà nấm và nhà ở của nhân viên, toàn cây lợp thiếc. Kế đó, Phía sau nhà tập (hai phòng bìa phía nam của nhà lớn) là phòng học của tập sinh, nhà cây sàn ván, lợp ngói. Tiếp theo phía sau nhà lớn là bốn lớp học cho Đệ Tử, nhà sàn, cây, vách lá, lợp lá cắt trên bờ ao sau nhà. Cuối cùng phía sau là nhà vệ sinh, cũng bằng cây lợp thiếc. Phía trước sân Dòng là ba dãy nhà cây, lợp thiếc dài trên 20m, ngang đó 8m là nhà chơi của Đệ Tử, nhà để xe, và dựa cây, ván. Anh em đã quyết tâm tháo gỡ tất cả những gì có thể tháo gỡ được đưa về Long Xuyên để xây cất nhà mới, chả biết lấy đâu ra tiền mua cây mới, và quyết tâm của anh em đã thành công.

        Hôm nay, vào cuối tháng 8/70  chiếc bè với bao nhiêu tu giường bàn ghế đã đậu tại bến nhà thờ Cần Xay, sau hơn hai ngày và hai đêm vô cùng vất vả, xin hết lòng tạ ơn Thánh Gia.

        Từ bến bè đậu lên đến sân nhà xứ Cần Xay, không quá 100m mà nhờ gần 10 người địa phương chuyển hộ toàn bộ cây ván tre… vv mà phải mất cả tuần lễ mới xong. Một đống cây to lớn quá mức tưởng tượng choáng cả sân nhà và xung quanh nhà xứ.

(còn phần cuối)

Bài viết liên quan