Đức Thánh Cha Phanxicô, 28 tháng 9 năm 2015:
“Tôi rất muốn đến Trung Quốc. Tôi yêu người dân Trung quốc, tôi yêu họ rất nhiều. Tôi hy vọng rằng sự kiện có thể xảy ra để có mối quan hệ tồn tại tốt đẹp. Chúng ta có nhữn cuộc tiếp xúc, đàm phán, và chúng ta đang hướng về phía trước. Được là bạn bè với một quốc gia như Trung quốc, một quốc gia có rất nhiều nền văn hóa và rất nhiều cơ hội để thực hiện tốt, đó sẽ là một sự vui mừng.”
Mối quan hệ của Trung Quốc với Giáo hội Công giáo đã bị hạn chế kể từ khi Mao Trạch Đông lên nắm quyền. Kết quả là sự hình thành hai cộng đồng riêng biệt: một là cộng đồng Công giáo bị đàn áp và một cộng đồng khác được sản sinh trong sự bí mật ngầm, do chính quyền cộng sản kiểm soát. Cuốn sách “The Gospel beyond the Great Wall” đã giải thích người Công giáo sống ở Trung quốc như thế nào.
Kin Sheung Chiaretto Yan, Tác giả:
“Chỉ có một Giáo Hội tại Trung Quốc, không phải là hai. Tuy nhiên, có hai cộng đồng theo theo đạo. Do vấn đề lịch sử nên đã có những khó khăn. Chúng tôi là cộng đồng chịu bất hạnh nhất và rất khó để chấp nhận cộng đồng khác và hòa nhập với họ. Nhưng chúng tôi trong Năm Thánh Từ Bi và điều này nhắc nhở chúng tôi rằng Giáo Hội phải hướng về lòng thương xót và hòa giải.”
Tổng giám mục Celli làm việc tại Thánh bộ Vatican chịu trách nhiệm về quan hệ đối ngoại với các quốc gia và, cũng như Trung quốc. Ngài nhớ lại những ngày khi cộng đồng hầm trú có 3 giám mục được phong chức cho một giáo phận, vì nếu một người bị cản trở giữ, người kế sẽ tiếp tục. Ngài nhớ lại những người này có một vài thời điểm khó khăn họ dường như đã vượt qua.
Đức Tổng Giám mục Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội
“Tôi phải nói rằng có nhiều cuộc đối thoại với chính quyền Trung Quốc. Đó là lộ trình không phải là dễ dàng, nhưng có một mong muốn rất lớn để đạt được thỏa thuận là vì lợi ích của Giáo Hội Công Giáo và các tín hữu Trung quốc, cũng góp phần đối với hòa bình quốc tế.”
Người ta ước tính rằng mỗi năm có khoảng 100.000 người được rửa tội ở Trung quốc. Đến năm 2050, Trung quốc có thể là quốc gia Kitô giáo lớn nhất trên thế giới. Điều này sẽ không chỉ thực hiện nguyện vọng của Đức Thánh Cha, mà còn mang đến cho ngài cơ hội là vị giáo hoàng đầu tiên bước chân đến Trung quốc.
Jos. Tú Nạc, NMS