Chưa được phân loại

Sau Cuba, Đức Phanxicô Sẽ Nhìn Đến Trung quốc?

Sau Cuba, Đức Phanxicô sẽ dùng tài năng ngoại giao của mình để làm việc với Trung quốc. Nhưng bối cảnh này đòi hỏi phải rất đặc biệt: đối thoại với chế độ cộng sản chỉ mới ở cấp thấp trong khi áp lực với cộng đồng công giáo thì lại nặng hơn.PopeFrancis-03May2015-4

Như thường lệ, trước mỗi buổi tiếp kiến chung ngày thứ tư, Đức Phanxicô chào các giáo hữu hiện diện ở Quảng trường Thánh Phêrô. Nhưng giữa các tiếng reo hò của đám đông, Đức Phanxicô ngừng lại ở một nhóm nhỏ giáo hữu Trung quốc và ngài đến chào họ ngay. Không phải chỉ một cuộc gặp gỡ đơn giản, nhưng chỉ một chi tiết tượng trưng này cho thấy ý hướng mới cho con đường ngoại giao mà Đức Phanxicô muốn nhắm để đi tới.

Tháo kíp đối thoại
Sau khi tháo được kíp để có đối thoại giữa Cuba và Mỹ, bây giờ Đức Thánh Cha tập trung hết tinh thần của mình để tìm đường hòa giải với Trung quốc. Tháng 8 vừa qua, Đức Phanxicô đã trả lời, nếu được phép ngài sẽ “đi ngay ngày hôm sau” đến đất nước có một tỷ rưỡi dân mà Vatican chưa có quan hệ ngoại giao từ 63 năm nay. Nhưng vẫn còn nhiều điểm bất đồng làm rắc rối cho cuộc đối thoại. Trong những rắc rối này có việc bổ nhiệm các giám mục, mà theo Vatican, đó là quyền tối thượng của Giáo hoàng. Nhưng chính quyền Trung quốc muốn thiết lập một nền “thần học Kitô” phù hợp với “văn hóa Trung quốc” và với “chủ nghĩa xã hội”.

100 triệu người công giáo

Thật ra Đảng Cộng sản Trung quốc sợ sự nổi dậy chống chính quyền, đe dọa cho an ninh trật tự đã được ổn định. Giáo hội công giáo Trung quốc không phải là không lách luật: Nếu thống kê chính thức đưa ra con số 23 triệu tín hữu ở Trung quốc thì các chuyên gia độc lập ước lượng con số này có thể lên đến 100 triệu. Như vậy là đã hơn hẳn con số 85 triệu đảng viên Đảng Cộng sản. Từ năm 2014, chính quyền đã phát động một phong trào bài Kitô ở tỉnh Chiết Giang, nơi chính quyền địa phương đã cho triệt hạ 400 cây thập giá ở các cơ sở tôn giáo làm cho vấn đề đối thoại trở nên cấp bách hơn.

Ngoài ra còn nhiều điểm lôi kéo sự chú ý của Đức Phanxicô thúc đẩy ngài hành động trong những tháng sắp tới. Hồng y Quốc vụ khanh Pietro Parolin, cánh tay mặt của Đức Phanxicô và là nhà ngoại giao lỗi lạc xác nhận sự “liên lạc thường xuyên” với các đại diện Trung quốc luôn được tiến hành và một “mong muốn đối thoại” vẫn tồn tại. “Một đối thoại theo nhịp riêng của nó, nhưng chúng tôi hy vọng sẽ có kết quả,” hồng y cho biết như trên, vì thế có thể có một hành động mới về mặt ngoại giao của Đức Phanxicô một khi ngài thực hiện xong chuyến đi Mỹ.

aleteia.org, Arthur Herlin, 13-05-2015
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

See more at: http://thanhnienconggiao.blogspot.com.au

Bài viết liên quan