Ephesus đóng vai trò quan trọng trong buổi đầu của Kitô giáo. Thánh Gioan Tông đồ đã đưa Đức Trinh Nữ Maria đến cư ngụ tại Ephesus trong khoảng năm 42 sau công nguyên. Truyền thuyết tại đây nói Đức Trinh Nữ Maria đã định cư tại vùng núi Bulbul, nằm gần thành Êphêsô, và ngày nay có ngôi nhà tương truyền là nhà của Đức trinh Nữ Maria ở đó, nơi mà mỗi ngày có rất đông du khách tới thăm viếng, ngay cả những người Hồi giáo nữa.
Gần thành Êphêsô cổ có một ngọn đồi, trên đó có đại giáo đường thánh Gioan Tông đồ hình chữ thập, trong cung thánh nhà thờ có một chôn thánh nhân. Nhà thờ nay đã đổ nát, nhưng nhiều phòng, tường vách và các cột vẫn còn đó. đây là điểm kính viếng quan trọng cho khách hành hương quốc tế.
Thánh Phaolô Tông đồ cũng đã đến Ephesus rao giảng về chúa Giêsu. Với sự kiên trì có cố gắng không mệt mỏi của Thánh Phaolô, Kitô giáo đã được chấp nhận bởi hầu hết người dân xung quanh thành Ephesus. Thánh Phaolô cũng đã gửi một thư nổi tiếng nhất của ngài cho cộng đoàn tín hữu Êphêsô.
Vài nét về Nhà của Đức Trinh Nữ Maria
Trên đỉnh của ngọn núi “Bulbul” cách Ephesus 9 km, ngôi nhà của Đức Trinh Nữ Maria tọa lạc trong bầu không khí tuyệt vời, ẩn dật một rừng cây xanh mướt quanh năm. Ngôi nhà của Đức Trinh Nữ Maria là một ví dụ điển hình của kiến trúc La Mã, hoàn toàn làm bằng đá. Trong thế kỷ thứ 4, một nhà thờ nhỏ đã được xây dựng. Ngày nay, chỉ có một phần phòng bên phải của bàn thờ mở cửa cho du khách.
Bước xuống một ít bậc thang, du khách sẽ thấy có nguồn “Nước của Đức Maria”, một nguồn ngước được tìm thấy tại lối ra thuộc khu vực nhà thờ. Nhiều người tin rằng nước này có đặc tính chữa bệnh, nên rất đông người
đến lấy nước tại đây đưa về nhà. Nhìn trên tường dài ở đó có rất nhiều dây rao các thư và bản viết giấy cám ơn vì được chữa lành.
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI là vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm nơi này trong năm 1960. Sau đó Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II vào năm 1980 cũng đã thăm nơi này và đã tuyên bố đền của Đức Trinh Nữ Maria là trung tâm hành hương cho các Kitô hữu. Hằng năm vào lễ kính Đức Mẹ lên trời, 15.8 dân Công Giáo trong toàn vùng đến tham dự thánh lại đại triều tại đây tôn kính Đức Maria.
Những người Hồi giáo cũng công nhận Đức Maria là mẹ của một trong các nhà tiên tri của họ và họ cũng rất sùng một khi kính viếng nhà Đức Mẹ.
Vương cung Thánh đường Thánh Gioan
Người ta tin rằng các thánh Gioan Tông Đồ đã trải qua những năm cuối cùng của ngài trong khu vực xung quanh thành Ephesus và khi qua đời được chôn cất tại sườn phía nam của đồi Ayosolug. Ba trăm năm sau cái chết của Thánh Gioan, một nhà nguyện nhỏ được xây dựng trên ngôi mộ trong thế kỷ thứ 4. Vương cung thánh đường Thánh Gioan đã được xây dựng trên thánh đường cũ dưới thời Hoàng đế Justinianô (527 -565 AD).
Thánh Tông đồ Gioan là tác giả của Tin Mừng thứ tư và sách Khải Huyền. Phúc Âm nói Gioan là con trai của Giêbêđê cùng với anh trai Giacôbê được Chúa Giêsu gọi đi theo ngài khi hai ông đang bắt cá ở hồ Galilee. Gioan là một trong những môn đệ thân tín nhất của Chúa Giêsu. Dưới chân Thánh giá, Chúa Giêsu đã trối Đức Mẹ cho Gioan nói với Mẹ rằng: “Mẹ, đây là con của mẹ ‘. Và nói với môn đệ yêu dấu rằng: “Đạh là mẹ của con” (Gioan 19,26-27).
Theo truyền thuyết thánh Gioan đã đưa Đức Maria về sống ở Ephesus. Tại đây ngài đã viết sách Phúc Âm của ngài, và tại đảo Patmos của Hy Lạp ngài đã viết sách Khải Huyền khoảng năm 96.
Vương cung thánh đường Thánh Gioan rất hoành tráng được xây thành hình dạng của cây thập tự và được bao phủ với sáu mái vòm. Tất cả được xây bằng đá và gạch, là một kiến trúc hiếm thấy trong số các kiến trúc của thời gian đó. Giữa vương cung thánh đường là ngôi mộ của thánh Gioan được xây bằng đá cẩm thạch dưới mái vòm trung với bốn cột ở các góc hiện hãy còn đứng vững.
Các cột trong sân cho thấy các còn các chữ viết dấu tích chỉ Hoàng đế Justinianô và bà vợ Theodora.
Có giếng Rửa tội ở phía bắc của gian giữa, với hình dạng như lỗ của chiếc chìa khóa được xây dựng vào thế kỷ thứ 5.
Chung quang vương cung thánh đường có các tường lũy đã được xây dựng để bảo vệ các cuộc công phá từ phía quân Ả Rậpvào hai thế kỷ 7 và 8.
Các bích họa (fresco) thánh Gioan, Chúa Giêsu và các Thánh trang trí trên tường nhà nguyệnrất ấn tượng được thực hiện vào thế kỷ thứ 10.
Khi người Thổ Nhĩ Kỳ xâym chiếm nơi này, họ đã biến nhà nguyện thành một nhà thờ Hồi giáo trong thế kỷ 14.
Hiện nay Vương Cung thánh đường thánh Gioan không còn sử dụng được vì qua nhièu cuộc động đất đã bị tàn phá nghiêm trọng, nên chỉ còn lại một ít tường vách và cột.
Đền thờ thần Artemis là một trong bảy kỳ quan thế giới xưa
Đền thờ Artemis được biết đến là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. Đền được xây dựng ở Ephesus trên một khu vực bằng phẳng, nhưng ngày nay đền này chỉ còn trơ lại một chiếc cột giữa cảnh hoang tàn và trong khu vực chung quanh nghèo nàn!
Thời xưa đền thờ này là tiêu biểu công trình xây dựng tuyệt vời của thời Hy Lạp cổ đại, hoàn toàn làm bằng đá cẩm thạch và các bệ và cột được điêu khắc tinh vi và nghệ thuật. Những dấu tích và nghệ thuật về ngôi đền này nay đang được trưng bày ở Bảo tàng Anh ở London.
Những di vật còn lại là của Đền thờ xây vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Đền này được bao quanh bởi 36 cột rất lớn là công trình do vua Kreisos của Lydia xây cất lên. Hầu hết các công trình còn lại được trình bầy tại Bảo tàng Anh ở London thuộc về thời kỳ này.
Đền Artemis mới đã được xây dựng lại vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Nằm trên chính vị trí ngôi đền cũ với kích thước to lớn: 127 cột, mỗi cây cao 17,5 mét. Thật không may đền này cũng đã bị phá hủy do cháy, rồi được xây dựng lại và một lần nữa cũng bị phá hủy do động đất. Lần cuối cùng xây dựng lại thì đền cũng bị cướp phá bởi quân Goths.
Các bức tượng nữ thần Artemis thường có nhiều vú là biểu tượng của sự sống phong phú. Thần Artemis cũng biểu tượng cho săn bắn và sống hoang dã. Bức tượng chính của thần Artemis không bị cháy, hiện nay được trưng bày tại Bảo tàng Selcuk. Nhiều bản sao của bức tượng này được tìm thấy trong các cuộc khai quật mới nhất ngày trở lại từ thời kỳ La Mã.
Thần Artemis còn có tên khác là Cynthia, sinh ra ở núi Cynthus thuộc miền Delos. Thần là chị em sinh đôi của Apollo, con gái của thần Zeus và Leto. Thần Artemis là một trong ba nữ thần của Olympus, đó là: nữ thần tinh khiết Vesta, nữ thần Athena của chiến tranh và nghệ thuật, và nữ thần Artemis của săn bắn, núi rừng và thiên nhiên. Tượng thần Artemis cũng thường thấy biểu tượng với con vật yêu thích là con hươu với cung và mũi tên bạc.
Thành Ephêsô cổ
Thành cổ Ephesus được phát hiện ở làng Selcuk, Izmir, ở miền tây Thổ Nhĩ Kỳ. Ephêsô cách thành phố cảng Kusadasi là 20 km. Ephesus đã được xây dựng trên sông uốn cong, gần núi sông Cayster, trên bờ biển phía tây của Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại). Cùng đồng bằng ven biển giữa Smyrna ở phía bắc và Miletus về phía nam, Địa điểm hiện tại cách biển Aegean 5 km.
Thành phố chuyển dời trong năm vị trí khác nhau theo thời gian như sau:
Ephesus I: ở đồi AyaSuluk (hiện tại có basilica thánh Gioan đổ nát);
Ephesus II: khu vục quanh Artemission;
Ephesus III: Khu cảng có tên thánh Phaolô, dưới chân núi Koressos (là khu Ephesô hiện tai nhiều di tích và khác thăm viếng);
Ephesus IV: vùng phía bắc làng AyaSuluk;
Ephesus V: khu làng Selcuk hiện tại.
Trong bài này khi nhắc tới Ephesus chúng tôi muốn tới tới thành cổ Ephêsô hiện tại được các học giả đặt tên là Ephêsô III. Thánh Phaolô Tông Đồ và Thánh Gioan Tông Đồ đã từng đến sinh sống và quen thuộc với thành phố này.
Một số học giả ước tính số lượng người sống tại thành Ephesus đã vượt quá 250.000 người tại Ephesus III, và thời ấy có lẽ là thành lớn thứ tư sau Rome, Alexandria và Antioch.
Ephesus được cai trị bởi vua Lydian là Kreisos khoảng năm 6 trước Công nguyên. Thành phố đạt tới thời thịnh đạt gọi là “Golden Age -Thời Vàng” và đã trở thành một mô hình gương mẫu cho thế giới cổ điển về văn hóa và nghệ thuật.
Sau đó, Ephesus đã được thống trị bởi người Ba Tư. và vì dân Ephêsô không tham gia “vào cuộc nổi loạn Ionian” chống lại người Ba Tư, nên thành phố đã được cứu khỏi bị hủy diệt.
Tuy nhiên cuối cùng cuộc nổi dậy dẫn đến sự bại trận của Ba Tư vào tay Alexander Đại đế và các thuộc vùng Ionian giành được sự độc lập vào năm 334. Trong suốt thời gian dưới quyền cai trị của Alexander Đại đế, Ephesus được thịnh vượng tuyệt vời.
Tại Ephêsô có đền thờ thần Artemis rất thời danh được coi là 1 trong 7 kỳ quan của thế giới thời đó. Đền này bị cháy và bị hủy diệt bởi những người ủng hộ chính thể lạc hậu đương thời vào năm 356 trước Công nguyên. Nhưng người ta tin rằng có một người điên tên là Herostratus đã nổi lửa đốt đền thờ vì muốn làm cho tên của mình bất tử, đêm đó cũng là vào chính đêm mà Alexander Đại đế sinh ra. Alexander đại đế đề nghị sửa chữa đền thờ Artemis, nhưng dân thành Ephesô tế nhị từ chối.
Nhưng rồi thành Arsinoeina một lần nữa được thay đổi thành “Ephesus” và tên cũ bị lãng quên mãi mãi.
Ephesus Lịch sử II được kiểm soát bởi người La Mã vào năm 190 BC. Tiếp theo thành này được trao cho các vua Bergamia cai trị trong nhiều năm. Khi vua Attalos III, vua cuối cùng dòng Bergamia chết vào năm 133BC, thành phố đã được tái cai trị bởi người La Mã.
Ephesus nổi tiếng là thành giàu có và sang trọng vào những năm 1-4 AD, đặc biệt là trong triều đại của vua La mã Augustus.. Trong thời kỳ này, dân số của thành Ephesus tăng đến 225 000, và thành phố trở thành thủ đô của khu vực châu Á mới. Thành phố xây dựng thêm những dinh thự đồ sộ, đặc biệt là “Thư viện Celsus” một kỳ công nghệ thuật tinh tế có thể nói toàn thiện với những đường nét chi tiết công trình.
Năm 1090, Ephesus dưới quyền cai trị của người Hồi giáo Seljukian. Rồi tiếp đến dưới đế chế của Byzantine. Nhưng vào năm 1307 người Seljukian chiếm lại và kiểm soát thành phố.
Nhưng những năm sau đó, sông Caystros đầy phù sa, nước đưa bùn vào sâu trong thành phố làm ngập lụt vì thế Ephesus mất ảnh hưởng và cũng vì hai cảng Izmir và Kusadasi bắt đầu phát triển thành các cảng thương mại thông thương quốc tế.