Chưa được phân loại

THÁNH CAROLO LOANGA và các bạn tử đạo (3.6)

THÁNH CAROLO LOANGA và các bạn tử đạo

Năm 1880, giữa lúc dân da đen nước (Jqanda, Trung Phi, còn sống trong lầm lạc, thờ lạy bụt thần, chưa hề nghe đến tên Chúa. Ma quỷ còn thống trị họ với mọi thứ phù phép. Họ chém giết lẫn nhau và ăn thịt nhau nữa.

Trẻ em bị bỏ rơi. Đàn bà bị coi như thú vật, phải làm việc mệt nhọc và bị sát hại theo sở thích của đàn ông.

Ngày kia hai cha thừa sai Lourdel và Livinhac đến với họ sau một cuộc hành trình đầy cực khổ. Các Ngài đến gặp nhà vua trong chồi của ông và buổi đầu mọi sự tốt đẹp. Các Ngài tận tụy phục vụ. Thánh Carolo Loanga và các bạn đã đem đạo Chúa đến cho họ.

image001

Lúc đầu, nhà vua rất vui mừng đón tiếp và sẵn sàng ủng hộ các ngài. Nhờ đó, thánh nhân và các anh em được tự do đi khắp nơi rao giảng cho mọi người biết Chúa. Dân da đen đã không bao giờ tưởng tượng được điều tốt đẹp như vậy do các vị thừa sai nói cho họ: là họ có một người cha trên trời yêu thương họ đến nỗi đã ban con mình là Chúa Giêsu đến cứu chuộc họ, Dân chúng càng cảm kích hơn khi nghe các ngài nói đến sự thương khó và cuộc tử nạn của Chúa Giêsu. Họ không thể tưởng tượng được một vị Chúa cả vì thương họ đã bỏ trời sinh xuống làm người nghèo khổ như họ, và chịu chết đóng đinh khổ nhục trên thập giá, sống lại và lên trời để cứu rỗi họ và để họ được về trời với Người, như thế họ lại không yêu mến vâng phục Người để được gặp lại Người trong hạnh phúc bất tận sao ? Để được như vậy, họ quyết yêu thương nhau theo luật Chúa để nên tốt hơn. Khi đã cố gắng lãnh phép Rửa tội. Chúa Giêsu đổ tràn ơn thánh vào trong lòng họ và kết hợp với họ trong Bàn tiệc Thánh Thể.

Nhà Vua cũng rất thích điều các Cha nói. Những điều Các Ngài rao giảng làm cho các phù thủy và bọn người Ả rập buôn người giận dữ. Một thị đồng bị vu oan và bị thiêu sống. Anh ta xin được rửa tội và đã can đảm chịu cực hình, các nhà thừa sai cảm thấy cơn bách hại đã đến nên vội rửa tội cho những người đã được chuẩn bị rồi rút lui với một số trẻ em các Ngài đã chuộc lại được. Các Ngài rút lui về bờ hồ phía nam, là nơi bệnh đậu mùa đang giết hại rất nhiều người. Số đông trẻ em sắp chết đều được rửa tội.

Các Ngài nói với một em bé 9 tuổi: “Hãy cầu nguyện xin Chúa Giêsu cứu chữa con. Nhưng em bé trả lời: “Bây giờ được làm con Thiên Chúa, con không sợ chết nữa”.

Thấy thế, các thầy phù thủy và những người buôn bán nô lệ ghen tức, vì họ thấy mình bị mất ảnh hưởng, quyền lợi. Họ tố cáo với nhà vua là những người theo đạo Thiên Chúa mưu phản. Sẵn lúc đó, nhà vua đang bực tức vì những người có đạo chỉ trích đời sống vô luân của ông ta. Thế nên ông ta ra lệnh bắt Carolo Loanga và 18 người Công giáo.

Được ba năm, nhà vua qua đời, các vị thừa sai trở lại, dân chúng mừng rỡ. Dân được rửa tội trước đã rửa tội cho nhiều người khác nữa. Việc tông đồ khởi sắc nhưng một viên chức của Tân vương đã gieo nghi ngờ đối với các thành quả của các Kitô hữu, nhất là đối với Giuse Mukasa, thủ lãnh các thị đồng, người đã chống lại sự vô luân của ông. Ông ta tâu vua rằng: các Kitô hữu mưu chiếm ngôi vua. Các phù thủy bảo rằng bọn khởi xướng phải chết. Vua tin họ và Giuse bị thiêu sống. Lý hình muốn trói Giuse lại nhưng ngài nói: “Tôi chết vì đạo mà lại tìm cách thoát thân sao ? Một Kitô hữu không sợ chết đâu”.

Nhà vua nghĩ rằng bản án này sẽ làm cho các Kitô hữu khiếp sợ. Trái lại, ngày càng có nhiều người theo đạo. Khi đi săn về, ông gọi tiểu đồng Mwafou 14 tuổi lại, và khi biết rằng em đang học đạo với một thiếu niên tên là Denis, ông truyền dẫn Denis lại, la lớn: “Tên nô lệ khốn khiếp, ngươi dạy đạo hả ? Và ông dùng lưỡi dao tẩm thuốc độc hạ sát Denis. Giận dữ đi ra, ông gặp Honôrat và hỏi: “Mày cũng là Kitô hữu hả ?” – Phải.

Và Hônôrat bị tra khảo, bị xẻ thịt. Bấy giờ vua khám phá ra một tân tòng là Giacôbê và tra gông vào cổ. về nhà ông thúc trống tập họp các đao phủ lại. Bọn đao phủ và các phù thủy nhảy múa như được thoát khỏi ngục. Ngược lại tại các nhà thị đồng quang cảnh như thần tiên. Carôlô Lwanga, chiến sĩ anh dũng nhất của triều đình đã rửa tội cho em bé Kizitô và ba trẻ em khác, dọn mình cho các em chịu chết cách thánh thiện.

Ngày 28 tháng 5, nhà vua truyền thiêu sống các thị đồng dám cầu nguyện. MwaGa là con một đao phủ. Ba em khẩn khoản xin em trốn đi, nhưng em từ chối. Một chiến sĩ Kitô giáo nói với vua: “Con lên trời và cầu nguyện cho Đức Vua”.

Các phạm nhân mạnh dạn tiến đi chịu khổ hình, gặp Pontianô tên đao phủ hỏi anh: “Mày biết cầu nguyện không?

 

Vừa trả lời “biết” Pontianô bị chém đầu ngay. Những người khác nói : “ở trên trời Pontionô sẽ cầu nguyện cho chúng ta được can đảm chịu chết”.

Các vị tử đạo bị kềm cứng trong gông cùm trong khi người con của đao phủ bị ép đến với cha mẹ. Họ phải đợi sáu ngày để chuẩn bị giàn thiêu, đã đến ngày xử, Mwaga nhảy xổ đến nhập bọn với các bạn tại pháp trường, các vị tử đạo nói với nhau: “Chính tại nơi đây chúng mình được thấy Thiên Chúa”.

Các Ngài bị đặt trên các tấm phên như những cây đuốc sống. Người ta đốt chân các vị tử đạo để mong các Ngài thôi cầu nguyện, nhưng các Ngài đã trả lời: “Còn sống, chúng tôi sẽ không ngừng cầu nguyện”.

Một phù thủy nói với các ngài : “Thiên Chúa sẽ không giải thoát các ngài đâu”. Brunô trả lời: “Ông không đốt cháy linh hồn chúng tôi được đâu, nhưng nó sẽ bay lên thiên đàng”.

Và để cho dân chúng khiếp sợ không còn ai dám theo đạo nữa, ông ta kết án thiêu sống thánh nhân cùng với những người bị bắt. Nhưng thay vì làm cho đạo Chúa bị tàn lụi, ông đã giúp cho Châu Phi mở ra một kỷ nguyên mới: “Kỷ nguyên tái sinh về phương diện Tôn giáo và xã hội”, như lời Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói, vì máu các thánh tử đạo là hạt giống sinh ra người có đạo.

Ông vua da đen tự nhiên chắc rằng sau tội ác này, chẳng còn bóng dáng Kitô hữu nào trong xứ sở của ông nữa. Nhưng ngày nay, Ouganda có hơn nửa triệu tín hữu

Giàn thiêu được đốt lên. Lời kình lạy cha của các thánh còn vượt trên những tiếng la hét man rợ và những tiếng nổ lốp đốp của lò lửa. Người ta biết được là các Ngài đã chết khi hết nghe tiếng các ngài cầu nguyện.

Chúng ta hãy nghe lời Đức Giáo Hoàng nói, trong dịp lễ phong thánh cho thánh Carolo Loanga và các bạn của Ngài: “Ai có thể đoán được rằng tiếp theo các thánh tử đạo và tu sĩ thời danh ngày xưa ở Phi châu như : Cyprianô, Phêlixita và Perpetua, nhất là thánh Augustinô, ngày nay lại có những vị thời danh như Carolo Loanga, Mathia Môlumba, Calenba cùng với 20 đồng bạn tử đạo người Công giáo. Ta cũng không thể quên những vị khác thuộc Anh giáo đã dám bỏ mạng mình vì danh Chúa Kitô. Các vị tử đạo này của Châu Phi mở ra một kỷ nguyên mới… dĩ nhiên không nên nghĩ là kỷ nguyên cấm đạo và đần áp tôn giáo mà là kỷ nguyên tái sinh về phương diện tôn giáo và xã hội. Được tưới gội bằng máu của các thánh tử đạo mới này, những tử đạo đầu tiên của thời đại mới (và ước gì là những tử đạo cuối cùng, vì lẽ, lễ hy sinh của các Ngài thật cao quý) một Phi Châu tự do và độc lập đang được tái sinh.

Sự chết bi thảm của các Ngài thật quá lạ lùng và ý nghĩa, đến nỗi có thể tìm thấy ở đó đủ những bài học, để kiến tạo một dân mới về lòng đạo đức: xây dựng một truyền thống tinh thần mới để truyền lại cho hậu thế, một truyền thống đủ khả năng tượng trưng diễn tả và đem lại một tiến bộ cho dân tộc, đi từ một nền văn hóa thô sơ có nhiều giá trị nhân bản cao quý, nhưng cũng không tránh khỏi sự hoen ố, nhược điểm và phần nào đang đóng kín, hẹp hòi, để tiến tới một nếp sống chân chính, cởi mở, thuận lợi cho tinh thần con người có được những bộc lộ cao thượng hơn, và cuộc sống xã hội có được những hình thức cao cấp hơn. ”

Lạy Chúa, Chúa đã cho máu thánh tử đạo làm nảy sinh nhiều Kitô hữu, xin cho máu thánh Loanga và các bạn đã tưới xuống cánh đồng Hội thánh cũng đem lại một mùa lúa dồi dào. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen

image003

Một trong năm điều gay go trong chiếu chỉ cấm đạo của vua Tự Đức ban hành ngày 5.8.1861 là thính tự bằng thanh sắt nung đỏ vào hai bên má của người Kitô hữu: một bên là chữ tả đạo, còn bên kia là tên xã huyện của người đó để dễ bắt bớ, hành hạ, phân biệt đối xử. Đây là sáng kiến nếu không của Tự Đức thì cũng của một quan lớn nào đó trong triều đình Huế lúc bấy giờ. Có thể nói đây là hình khổ có một không hai trong lịch sử bách hại Giáo hội Công giáo toàn cầu.

image006

Nhưng một cụ già 60 tuổi đã dám hiên ngang làm trái lại điều qui định ác nghiệt đó. Phải công nhận thánh Phaolô Đổng thật can đảm. Khi vua Tự Đức ra lệnh khắc hai chữ TẢ ĐẠO lên má người Công giáo, ngài đã cương quyết cự tuyệt. Một lần bị khắc hai chữ tả đạo, cụ đã rạch xéo đi và nhờ các bạn tù khắc hai chữ CHÍNH ĐẠO lên má ngài, để chứng tỏ cho mọi người biết: đạo Chúa là chính thực, là đường duy nhất đưa dẫn con người đến phúc trường sinh.

Phaolô Đổng sinh năm 1802, tại Vực Đường, tỉnh Hưng Yên. Là giáo dân xứ Cao Xá, là một họ đạo lâu đời nổi tiếng đạo đức trong địa phận Trung. Có thể nói gia đình Phaolô Đổng là một trong những gia đình sốt sắng nhất. Lớn lên trong bầu không khí đạo đức, ông Đổng rất nhiệt thành giúp việc nhà chung.

Ròng rã nhiều năm trời, ông làm quản lý trông nom coi sóc sổ sách tài sản của họ đạo. Mọi người đều công nhận ông là một quản lý trung tín và khôn ngoan, như người quản lý được Chúa khen trong Phúc Âm. ông luôn luôn chu toàn trách nhiệm và lúc nào cũng sẵn sàng phục vụ mọi người.

Ngày 5.8.1861, vua Tự Đức ra chiếu chỉ bắt đạo gắt gao. Trong những cực hình vua truyền thực hiện, hình khổ khắc chữ TẢ ĐẠO lên má người có đạo thật dã man. Người ta lấy thanh sắt nung đỏ khắc hai chữ TẢ ĐẠO lên má người Công giáo, để khi vết thương lành lại vẫn còn dấu vết, cho mọi người thấy mà cười nhạo họ dại dột lầm lạc, theo một thứ đạo ngoại lai mà vua quan cấm đoán.

Thi hành lệnh vua; các quan đi khắp các làng công giáo lấy lý do kiểm tra dân số nhưng thực chất là để bắt ép các Kitô hữu bỏ đạo, họ bắt người có đạo phải bước qua thánh giá và ai không tuân lệnh vua sẽ bị bắt khắc hai chữ tả đạo lên má, tống ngục. Rất nhiều người Công giáo đã can đảm tuyên xưng đức tin, không chịu chối đạo, trong số đó có ông Phaolô Đổng; ông cương quyết không chịu bước qua thập giá, nên bị quân lính bắt giải về huyện Ân Thi, ngày 25.11.1861. ít hôm sau ông bị điều về tỉnh Hưng Yên. Vừa đi đến cửa thành, ông thấy một cây Thánh Giá đặt trước mặt. Muốn vào thành phải bước qua Thánh Giá đó. Ông nhất quyết dừng lại không chịu bước qua. Quân lính đánh đập dữ dội bắt buộc ông bước tới; nhưng chúng càng đánh, ông càng lùi lại, thà bị đánh đòn đau đớn hơn là chà đạp Thánh Giá Chúa. Thấy không thể bắt ép được vị anh hùng đức tin, quân lính buộc lòng bỏ ông vào cái cũi rồi khiêng ngang qua.

Ông bị giam ở Hưng Yên gần một năm, ngày đêm phải mang gông cùm xiềng xích khổ sở. Nhiều lần quan dụ dỗ ông bỏ đạo, và hứa sẽ ban cho nhiều tiền bạc của cải; nhưng ông nhất mực từ chối, và cương quyết trung thành theo Chúa cho đến chết. Quan liền cho quân lính đánh đập tàn nhẫn, và ra lệnh khắc hai chữ Tả đạo lên má ông. Ông nhất quyết không chịu để cho quân lính khắc hai chữ đó lên má, nên bị cấm cốc (bắt nhịn ăn, uống) nhiều ngày.

Dần dần ông rũ liệt đuối sức, có lần người lính canh động lòng thương cho chút cơm và chén nước, ông lại nhường cho người bạn tù đồng cảnh ngộ. ít hôm sau không chịu nổi cơn đói khát dày vò ông phải nhai vài miếng vải áo để quên đi. Sau đó, quân lính dùng sức mạnh khắc hai chữ Tả đạo lên má ông nhưng ông can đảm rạch xóa đi. Tám ngày sau kiệt lực vì đòn vọt và đói khát, ông Phaolô Đổng bất tỉnh mê man. Quân lính phải khó nhọc lắm mới làm cho ông tỉnh lại được. Quan cho phép ông ăn uống và ra lệnh thích tự trên má ông lần nữa, thì ông năn nỉ xin quan để cho người bạn tù của ông làm việc đó. Nhưng thay vì khắc hai chữ TẢ ĐẠO, ông lại bảo người bạn khắc chữ CHÁNH ĐẠO lên má, khiến quan xem thấy nổi giận ra lệnh cấm cốc thêm ít ngày rồi kết án tử hình ông. Khi nghe tên mình bị trảm quyết, ông rất vui mừng sấp mình xuống đất tạ ơn Thiên Chúa, sốt sắng cầu nguyện và đọc kinh ăn năn tội.

Ngày 3.6.1862, trên đường bị điệu ra pháp trường, ông chăm chú dọn mình chết lành và đọc kinh phó dâng linh hồn. Sau ba hồi chuông ông hân hoan lãnh triều thiên Tử đạo. Ngày 29.4.1951 tại vương cung thánh đường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Piô XII đã phong Chân Phước cho 19 tín hữu. Danh tánh và tiểu sử ông Phaolô Đổng đã khiến mọi người phải khâm phục, một mẫu gương hiên ngang can đảm của con dân Việt Nam, tuy nhỏ bé nghèo nàn nhưng lại giàu nghĩa khí, anh hùng bất khuất.

Và ngày 19.6.1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã suy tôn ông lên bậc Hiển Thánh.

image007

You may also like