Thông Tin

Trung Cộng Phá Đổ Thánh Giá Ở Hơn 400 Nhà Thờ

GNsP (20.05.2015) – Nhà cầm quyền tỉnh Chiết Giang của Trung Cộng đã tiến hành chiến dịch giật đổ Thánh giá của hơn 400 Nhà thờ kể từ đầu năm 2014. Họ nói rằng những Thánh giá này vi phạm Luật Xây dựng.
Theo một “Dự luật” về Tôn giáo mới vừa được công bố vào ngày 8 tháng 5 vừa qua. Một tài liệu gồm 36 trang quy định rõ cách dựng các cây Thánh giá trong các Nhà thờ Kitô giáo. Từ nay các cây Thánh giá chỉ được để ở mặt tiền, không được cao hơn Nhà thờ hay các nóc chuông, cũng không được cao hơn một phần mười mặt tiền và màu phải cùng màu với tòa nhà. Tài liệu cũng qui định rõ kích thước của hai bên Thánh giá; điều khôi hài là kích thước này khác nhau cho mỗi Giáo hội, Giáo hội Công giáo là (1/0,618) và Giáo hội Tin lành là (3/2). Các điều khoản khác cũng được ấn định như nhà bếp và nhà vệ sinh ở những nơi thờ phượng này phải dùng năng lượng chính là năng lượng mặt trời hay những nguồn năng lượng tái hồi khác, một thiết kế đặc biệt đòi hỏi phải tốn nhiều tiền để xây dựng, đây là một điều bất bình thường ở một nước như Trung quốc.11295622_812097048909721_5093422034966281150_n

Ngày 8 tháng 5, khi Dự luật này được công khai công bố, nhà cầm quyền cho hay các Giáo hội có thời gian từ 8 tháng 5 đến ngày 20 tháng 5 để bày tỏ ý kiến của mình. Dự luật cho rằng để «bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng», không phải chỉ nhắm vào các nơi thờ phượng Kitô giáo; nhưng còn nhắm đến các nguyện đường Hồi giáo, các chùa của Phật giáo và Lão giáo. Nhưng đương nhiên các mục quy định kích thước của thánh giá thì chỉ nhắm đặc biệt đến Kitô giáo.
22214_812097075576385_3851609157568475772_n
Theo ông Bob Fu của tổ chức China Aid, một tổ chức ở Mỹ nhằm hỗ trợ cho các tín hữu Kitô ở Trung quốc thì «dự luật này chỉ là một cách thức mới của nhà nước để hợp pháp hóa chiến dịch hung bạo nhằm hủy hoại Nhà thờ và vứt bỏ các cây Thánh giá» đã được tỉnh Chiết Giang phát động từ cuối năm 2013. Theo báo cáo, trong mười tám tháng vừa qua đã có 470 cây Thánh giá thuộc cả hai Giáo hội Công giáo và Tin lành bị triệt hạ; 35 nơi thờ phượng bị san bằng.
Sự kiện này làm liên tưởng tới nhà cầm quyền Việt Nam cũng vừa công bố một “Dự luật” về Tôn giáo. Họ cũng cho “lệnh” các tổ chức Tôn giáo “được quyền” có ý kiến trong hạn từ ngày 22/4/2015 đến ngày 5/5/2015. Nhưng có lẽ Việt nam “dân chủ” hơn Trung Cộng khi kêu gọi “góp ý” và tự kết luận: “Hết thời hạn trên nếu không nhận được văn bản góp ý của Quí vị, xin được hiểu là đã đồng ý với dự thảo luật”. Ngay lập tức, Hội đồng Giám mục Việt Nam, một số Giáo phận tại Việt Nam- mà khởi đầu là Tòa Giám mục Kon Tum- đã thẳng thắn “góp ý”: “Không đồng ý Dự thảo 4 Luật tín ngưỡng, tôn giáo” . Vì “Nhìn chung, bản Dự thảo 4 đi ngược lại với quyền tự do về tín ngưỡng và tôn giáo, gây lo ngại nhiều hơn là đem lại sự bình an cho mọi người…đi ngược lại với Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế (Điều 18) và Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam sửa đổi năm 2013 (Điều 24)….Những điều luật chỉ nhằm mang lại quyền lợi cho nhà cầm quyền (như Điều 9, cùng những Điều nói về việc đăng ký…), mà quên đi quyền lợi của người dân, ….” Và “…mang nặng tính XIN-CHO…”.
Dư luận Quốc tế cũng phản ứng mạnh mẽ chiến dịch bị xem là “chống phá Tôn giáo” của nhà cầm quyền Trung Cộng. Các nhà hoạt động Kitô đã đến đại sứ quán Trung quốc ở Hoa Thịnh Đốn tuần này để phản đối việc Trung Cộng kéo đổ những Thánh giá của hàng trăm Nhà thờ. Cha Patrick Mahoney, Giám đốc Liên hiệp Bảo vệ Kitô giáo (Christian Defense Coalition,) đã vác một thánh giá bằng gỗ lớn. Những người khác sử dụng loa bin để thể hiện lời kêu gọi của mình cho tự do tôn giáo ở Trung quốc
Về phía Giáo hội Công Giáo, Đức Hồng y Quốc vụ khanh Pietro Parolin, cánh tay mặt của Đức Thánh Cha Phanxicô và là nhà ngoại giao lỗi lạc xác nhận sự “liên lạc thường xuyên” với các đại diện Trung quốc luôn được tiến hành và một “mong muốn đối thoại” vẫn tồn tại. “Một đối thoại theo nhịp riêng của nó, nhưng chúng tôi hy vọng sẽ có kết quả,” Đức Hồng y cho biết như trên. Dư luận đang chú ý đến khả năng có thể có một hành động mới về mặt ngoại giao của Đức Thánh Cha Phanxicô một khi ngài thực hiện xong chuyến đi Mỹ và Cuba vào tháng 9/2015 tới đây.
Như thường lệ, trước mỗi buổi tiếp kiến chung ngày thứ tư, Đức Thánh Cha Phanxicô chào các giáo hữu hiện diện ở Quảng trường Thánh Phêrô. Nhưng giữa các tiếng reo hò của đám đông, Đức Thánh Cha Phanxicô ngừng lại ở một nhóm nhỏ giáo hữu Trung quốc và Ngài đến chào họ ngay. Không phải chỉ một cuộc gặp gỡ đơn giản, nhưng chỉ một chi tiết tượng trưng này cho thấy ý hướng mới cho con đường ngoại giao mà Đức Thánh Cha Phanxicô muốn nhắm để đi tới.
Trong trả lời phỏng vấn vào tháng 8 năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: nếu được phép, Ngài sẽ “đi ngay ngày hôm sau” đến đất nước có một tỷ rưỡi dân mà Vatican chưa có quan hệ ngoại giao từ 63 năm nay.
Vẫn còn nhiều điểm bất đồng gây rắc rối cho các cuộc đối thoại giữa Vatican và Trung Cộng, mà một trong những rắc rối hàng đầu hiện nay là việc bổ nhiệm các Giám mục, mà theo Vatican, đó là quyền tối thượng của Đức Giáo hoàng. Nhưng nhà cầm quyền Trung Cộng lại muốn thiết lập một nền “thần học Kitô” phù hợp với “văn hóa Trung quốc” và với “chủ nghĩa xã hội”, với một “Giáo hội tự trị”, với hàng ngũ “Giám mục” tự phong, sau khi được nhà cầm quyền chấp thuận. Mâu thuẫn này cũng dẫn đến các cuộc bắt bớ, bách hại tín hữu, linh mục Công giáo – không tham gia Hội Công giáo Ái quốc- thường diễn ra ở Trung Cộng. Vào ngày 23/3/2015 vừa qua, theo tường thuật của AsiaNews, 2 linh mục trung thành với Tòa Thánh đã bị bắt giữ tại Mẫu Đơn Giang, một thành phố có 2,8 triệu dân ở đông bắc Trung quốc. Cha Shaoyun Quan, 41 tuổi, và Cha Jianyou Cao, 43 tuổi, đã bị công an bắt giữ ngay sau khi các Cha cử hành Thánh Lễ. Theo tường thuật, trong đó nói rằng “Người Công giáo địa phương bị choáng váng bởi bạo lực” khi hai Ngài bị bắt giữ.
thanhgia-do-tq11329774_812097045576388_5980031018596353820_n
Một trong những Giám mục được nhà cầm quyền Trung Cộng phê chuẩn, đã phát biểu với Phóng viên UCANews Hồng Kong vào ngày 23/3/2015: “Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh chấm dứt chiến dịch phá hủy các Nhà thờ ở tỉnh Chiết Giang”.
Đức Giám Mục Paul Meng Qinglu của Nội Mông, phó chủ tịch Hiệp hội Công giáo Ái quốc Trung Quốc, cho biết Ngài nghe tin này trong một cuộc họp tôn giáo gần đây tại Bắc Kinh.
“Các nhà lãnh đạo Giáo Hội trên khắp Trung Quốc đã phàn nàn về việc phá hủy các Nhà thờ trong năm qua”, Ngài nói với UCANews.
Đức Giám Mục Meng cho biết lệnh kết thúc chiến dịch phá hủy được cho là đã có hiệu lực “vào đầu năm nay”. Ngài cũng nói với Nhật báo Hồng Kông Ming Pao rằng lệnh đó có thể đến từ hai cơ quan trung ương: Cục Quản lý nhà nước về Tôn giáo và Ban Công tác Mặt trận, một cơ quan giám sát những mối quan hệ với các nhóm ngoài đảng. Thế nhưng, thực tế, các Thánh Giá Nhà thờ vẫn bị triệt hạ sau đó.
Giáo hội Công giáo Trung quốc, theo thống kê chính thức đưa ra con số là 23 triệu tín hữu. Tuy nhiên, do điều kiện “Giáo hội hầm trú”, các chuyên gia độc lập ước lượng con số này có thể lên đến trên 100 triệu. Như vậy, đã hơn hẳn con số 85 triệu đảng viên đảng cộng sản.
Vào tháng 9/2007, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn – Tổng Giáo phận Sài Gòn- đã dẫn đầu phái đoản “thăm Giáo hội Công Giáo anh em Trung Quốc” theo lời mời của Cục Tôn Giáo Trung Quốc. Chuyến viếng thăm của Đức Hồng y Mẫn gây tranh cãi khi ngài – được xem là phẩm chức cao cấp nhất của GHCG- đến viếng thăm Giám mục Ma Yinglin, ngay sau khi Giám mục Ma được tấn phong giám mục bất hợp pháp và bị Tòa Thánh phạt vạ tuyệt thông. Ngài cũng hội kiến với ông Anthony Lưu Bách Niên- Phó chủ tịch CCPA (Hội Công giáo ái quốc)…

(Nguồn: http://thanhnienconggiao.blogspot.com.au)

Bài viết liên quan