Giáo Lý Suy Tư – Chia Sẻ

28 câu hỏi về Mùa Chay

28 câu hỏi về Mùa Chay giúp các tín hữu hiểu rõ hơn Mùa phụng vụ, để yêu mến và không ăn chay cách thiếu hiểu biết.

1. Mùa Chay là mùa gì ?

2. Người tín hữu sống Mùa Chay từ khi nào ?

3. Tại sao lại có Mùa Chay trong Giáo Hội công giáo ?

4. Thần Khí nào của Mùa Chay ?

5. Sám hối là gì ?

6. Những biểu hiện nào của việc sám hối ?

7. Người kitô hữu buộc phải làm việc sám hối ?

8. Có những ngày và giờ nào để sám hối ?

9. Người Kitô hữu phải làm gì trong những ngày thứ sáu hằng năm ?

10. Mùa Chay bắt đầu khi nào ?

11. Thứ tư Lễ tro là ngày nào ?

12. Nguồn gốc của việc xức tro có từ khi nào ?

13. Nhận phép lành và việc xức tro được làm khi nào ?

14. Việc xức tro từ đâu đến ?

15. Có biểu tượng nào của việc xức tro ?

16. Giáo Hội mời gọi người tín hữu điều gì trong Mùa Chay ?

17. Có những hậu quả nào của một Mùa Chay Thánh ?

18. Hoán cải là gì ?

19. Tại sao người ta nói rằng Mùa Chay là thời kỳ quan trọng và là thời kỳ sám hối ?

20. Lòng mong muốn hoán cải cụ thể của tôi thế nào ?

21. Các công việc của lòng thương xót là gì?

22. Các nghĩa vụ của một người Công Giáo trong Mùa Chay là gì?

23. Ăn chay là gì?

24. Ai buộc phải giữ chay?

25. Kiêng thịt là gì?

26. Ai buộc phải kiêng thịt?

27. Người ta có thể thay đổi việc giữ chay và kiêng thịt?

28. Những khía cạnh mục vụ nào cần nhấn mạnh trong Mùa Chay?

GIẢI ĐÁP  

1. Mùa Chay là mùa gì ?

Người ta gọi Mùa Chay là thời lỳ gồm 40 ngày, dành cho việc chuẩn bị mừng lễ Chúa Phục Sinh và là thời kỳ cao điểm của các anh chị dự tòng chuẩn bị lãnh nhận Bí tích Rửa tội trong ngày lễ Phục Sinh.

2. Người tín hữu sống Mùa Chay từ khi nào ?

Bắt đầu từ thế kỷ thứ IV, người tín hữu đã bắt đầu sống Mùa Chay như là thời gian sám hối và đổi mới cho toàn Giáo Hội nhờ vào việc ăn chay và kiêng thịt. Việc làm này thực hiện một cách hiệu quả đối với các Giáo hội Đông Phương, còn đối với các Giáo Hội Tây Phương thì việc sám hối có phần nhẹ hơn, nhưng người tín hữu vẫn giữ chay theo tinh thần sám hối và hoán cải.

3. Tại sao lại có Mùa Chay trong Giáo Hội công giáo ?

Hằng năm Giáo Hội liên kết bốn mươi ngày của Mùa Chay với mầu nhiệm của Chúa Giêsu trong sa mạc. (xem. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, số 540).

4. Thần Khí nào của Mùa Chay ?

Đó như là một việc tĩnh tâm cộng đồng trong bốn mươi ngày mà Giáo Hội mời gọi các tín hữu noi theo gương Chúa Kitô trong thời gian Người ở sa mạc, để chuẩn bị cho việc cử hành trọng thể Lễ Vượt Qua, trong việc thanh tẩy tâm hồn, thực hành đức ái hoàn hảo trong cuộc sống của người kitô hữu và trong thái độ sám hối.

5. Sám hối là gì ?

Từ « sám hối », theo bản dịch la tinh bắt nguồn từ một từ hy lạp Metanoia, có nghĩa là « trở về » ( theo nghĩa bóng : thay đổi tư tưởng) của người tội, có nghĩa là toàn bộ những hành vi bên trong cũng như bên ngoài để sửa chữa tội lỗi đã phạm và tình trạng của sự việc là hậu quả của tội nhân.

Nghĩa đen là “thay đổi cuộc sống” có nghĩa là hành vi của các tội nhân trở về với Thiên Chúa sau khi đã lìa xa Ngài hoặc đã mất đức tin.

6. Những biểu hiện nào của việc sám hối ?

Việc sám hối bên trong của người Kitô hữu có thể có những biểu hiện rất khác nhau. “Kinh Thánh và các Giáo Phụ nhấn mạnh trên tất cả ba hình thức: ăn chay, cầu nguyện và bố thí, mà thể hiện qua việc chuyển đổi trong mối quan hệ đối với chính mình, đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân. Cùng với sự thanh tẩy triệt để do Bí tích Rửa tội hoặc sự hy sinh mang lại, các tội nhân kể đó như là phương tiện để có được sự tha thứ tội lỗi, cố gắng hòa giải với tha nhân, nước mắt của sự hối cải, mối quan tâm cho sự cứu rỗi của những người khác, lời chuyển cầu của các thánh và thực hành bác ái phải “bao trùm tội nhân” (1 P 4.8) (Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, số 1434)

7. Người kitô hữu buộc phải làm việc sám hối ?

“Tất cả các tín hữu, mỗi người tùy theo những cách khác nhau của họ, buộc phải theo luật của Thiên Chúa để làm việc sám hối. Tuy nhiên, để tất cả các tín hữu có cùng một việc đền tội, Giáo Hội đã đặt ra những ngày nhất định để trong thời gian này các tín hữu dâng hiến một cách đặc biệt cầu nguyện, làm các công việc đạo đức, bác ái, và quên mình trong việc hoàn thành nghĩa vụ riêng được trao một cách trung thành tuyệt đối, và nhất là tuân giữ việc ăn chay và kiêng thịt (Giáo luật, số 1249)

8. Có những ngày và giờ nào để sám hối ?

“Trong Giáo Hội phổ quát, tất cả các buổi thứ sáu hàng năm và Mùa Chay là những ngày và thời gian để sám hối. “(Giáo Luật, số 1250)

9. Người Kitô hữu phải làm gì trong những ngày thứ sáu hằng năm ?

Để tưởng nhớ cuộc tử nạn của Chúa Giêsu Kitô trên Thập Giá”, mỗi thứ sáu, trừ khi trùng hợp với lễ trọng, các tín hữu buộc phải kiêng thịt, hoặc bất kỳ thực phẩm khác theo qui định của Hội Đồng Giám Mục; các tín hữu phải ăn chay và kiêng thịt vào ngày thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh. “(Giáo Luật, số 1251)

10. Mùa Chay bắt đầu khi nào ?

Mùa Chay bắt đầu vào ngày thứ Tư Lễ Tro và kết thúc ngay lập tức trước khi Thánh Lễ Tiệc Ly của Chúa (Thứ Năm Tuần Thánh). Trong suốt giai đoạn này được kể như là một sự thống nhất:

1) Thứ tư Lễ Tro,

2) Các Chúa Nhật, I-II ; III, IV, V ; và Chúa Nhật Lễ Lá,

3) Lễ Truyền Dầu.

4) Các ngày lễ.

11. Thứ tư Lễ tro là ngày nào ?

Đây là sự khởi đầu của Mùa Chay, một ngày sám hối đặc biệt, trong đó người tín hữu hiển lộ lòng mong muốn cá nhân đế TRỞ VỀ với Thiên Chúa.

Bằng việc đón nhận việc xức tro trong các nhà thờ, người tín hữu chứng tỏ sự khiêm tốn và chân thành của con tim, mong muốn chuyển đổi và thực sự tin vào Tin Mừng.

12. Nguồn gốc của việc xức tro có từ khi nào ?

Nguồn gốc của việc xức tro thuộc về khuôn khổ của việc sám hối chính thức. Nguồn gốc này bắt đầu bắt buộc đối với toàn bộ cộng đồng Kitô hữu từ thế kỷ thứ mười. Phụng vụ hiện nay vẫn giữ được yếu tố truyền thống xức tro và giữ chay nghiêm ngặt.

13. Nhận phép lành và việc xức tro được làm khi nào ?

Phép lành và việc xức tro được ban trong Thánh Lễ sau bài giảng; trong trường hợp đặc biệt, các tín hữu có thể được lãnh nhận trong một buổi cử hành Lời Chúa. Các hình thức xức tro được lấy cảm hứng từ Kinh Thánh: 3 St,19 và Mac 1,15.

14. Tro lấy từ đâu ?

Theo truyền thống từ thế kỷ thứ mười hai, Tro lấy từ những lá (lá ô liu hoặc lá dừa) được làm phép trong Chúa Nhật Lễ Lá của năm trước. Lời chúc lành nhắc nhớ lại tình trạng tội lỗi cho nhưng ai được nhận lãnh.

15. Có những biểu tượng nào của tro ?

Các biểu tượng của tro là như sau:

a) tình trạng suy yếu và tự mãn của con người dẫn họ tiếp cận gần đến sự chết.

b) tình trạng tội lỗi của con người.

c) Cầu nguyện và khẩn nài tha thiết để Thiên Chúa đến trợ giúp.

d) Được sống lại, vì lẽ tất cả mọi người đều được kêu gọi tham dự vào chiến thắng của Chúa Kitô.

16. Giáo Hội mời gọi người tín hữu điều gì trong Mùa Chay ?

Giáo Hội mời gọi chúng ta làm cho Mùa Chay trở nên một thời gian tĩnh tâm tinh thần trong đó việc cố gắng chiêm niệm và cầu nguyện phải là một nỗ lực lâu dài của cá nhân , tùy thuộc vào lòng quảng đại của mỗi tín hữu.

17. Có những hậu quả nào của một Mùa Chay Thánh ?

Nếu chúng ta sống tốt Mùa Chay, chúng ta phải có một sự chuyển đổi cá nhân thực sự và sâu sắc, và với thái độ này, Mùa Chay giúp chúng ta chuẩn bị tham dự vào đại lễ quan trọng nhất trong năm đó là Chúa Nhật Lễ Phục Sinh.

18. Hoán cải là gì ?

Hoán cải là muốn hòa giải với Thiên Chúa, xa rời sự ác, để thiết lập một mối quan hệ thân thiện với Đấng Tạo Hóa.

Điều này có nghĩa là mong muốn ăn năn và xưng thú tất cả các tội lỗi của chúng ta.

Sau khi trở lại trong ân sủng (không còn tội trọng), chúng ta phải thay đổi từ bên trong (thái độ) bất cứ điều gì không làm hài lòng Thiên Chúa.

19. Tại sao người ta nói rằng Mùa Chay là thời kỳ quan trọng và là thời kỳ sám hối ?

“Thời gian và ngày sám hối trong năm phụng vụ (Mùa Chay, mỗi thứ sáu trong việc tưởng nhớ sự chết của Chúa) là những khoảnh khắc quan trọng của việc sám hối trong Giáo Hội. Thời gian này là đặc biệt thích hợp cho việc tập luyện các bài tập thiêng liêng, cử hành phụng vụ sám hối, các cuộc hành hương như là dấu hiệu của sự ăn năn, tự nguyện ăn chay, làm phúc bố thí, và chia sẻ tình huynh đệ (các công việc từ thiện và truyền giáo) “. (Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, số 1438).

20. Lòng mong muốn hoán cải cụ thể của tôi thế nào ?

Trong nhiều cách khác nhau, nhưng vẫn còn thực hành việc sám hối, chẳng hạn như:

1. Đón nhận Bí Tích Hòa Giải (Bí tích giải tội hoặc xưng tội) và làm tốt việc xưng thú tội: rõ ràng, ngắn gọn, cụ thể và đầy đủ.

2. Xóa bỏ những sự chia rẽ thông qua sự tha thứ, và phát huy tinh thần huynh đệ.

3. Thực hành những công việc của lòng thương xót.

21. Các công việc của lòng thương xót là gì?

Các công việc tinh thần của lòng thương xót là:

– Giảng dạy cho người không hiểu biết.

– Khuyên nhủ những người cần lời khuyên.

– Sửa chữa những người lạc đường

– Tha thứ cho những người nguyền rủa.

– An ủi kẻ buồn sầu.

– Kiên nhẫn chịu đựng những nghịch cảnh và yếu đuối của tha nhân.

– Cầu nguyện cho kẻ sống và kẻ chết.

Những việc phúc đức về thể xác :

– Thăm viếng bệnh nhân.

– Cho kẻ đói ăn.

– Cho kẻ khát uống.

– Cứu kẻ bị giam cầm.

– Cho kẻ rách rưới ăn mặc.

– Cho khách đỗ nhà.

– Chôn xác kẻ chết.

22. Các nghĩa vụ của một người Công Giáo trong Mùa Chay là gì?

Người công giáo phải thực hiện sắc chỉ ăn chay vào ngày thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh và phải kiêng thịt mỗi thứ sáu cũng như việc xưng tội rước lễ.

23. Ăn chay là gì?

Ăn chay là ăn một bữa trong một ngày, với một chế độ ăn uống thanh đạm vào buổi sáng và buổi tối. Không nên ăn ngoại bữa, ngoại trừ trường hợp bệnh tật.

24. Ai buộc phải giữ chay?

Luật giữ chay là bắt buộc đối với các vị thành niên cho đến 59 tuổi. (x. CIC, số 1252)

25. Kiêng thịt là gì?

Kiêng thịt là việc khước từ ăn các loại thịt (đỏ, trắng).

26. Ai buộc phải kiêng thịt?

Luật kiêng thịt buộc tất cả những ai có đủ 14 tuổi tròn (x.CIC, n° 1252).

27. Các tín hữu có thể thay đổi việc giữ chay và kiêng thịt?

Các tín hữu không phải ăn chay hay kiêng cữ như việc áp đặt nhưng như là một phương tiện cụ thể mà Giáo Hội mời gọi các tín hữu lớn lên trong tinh thần thực sự sám hối.

28. Những khía cạnh mục vụ nào cần nhấn mạnh trong Mùa Chay?

Mùa Chay là mùa cao điểm của phụng vụ, trong đó toàn thể Giáo Hội chuẩn bị cho việc cử hành Lễ Phục Sinh. Lễ Vượt Qua của Chúa, Bí tích Rửa tội và lời mời hòa giải, thông qua bí tích giải tội, đó là những mối tương quan quan trọng.

Nên sử dụng phương tiện mục vụ như:

1) Việc dạy Giáo Lý về mầu nhiệm Phục sinh và các Bí tích;

2) Tiếp cận và cử hành thường xuyên Lời Chúa

3) Nếu có thể được, nên tham gia hàng ngày các phụng vụ mùa

Mùa Chay, cử hành sám hối, và nhất là việc tiếp nhận bí tích giải tội.

4) Các kỳ Linh thao, các cuộc hành hương như là một dấu hiệu của sự ăn năn, sự tự nguyện ăn chay, làm phúc bố thí, các công việc từ thiện và truyền giáo.

 

Theo Catholique.org

Thiệu Chuyên chuyển dịch

WGPTB

 

Bài viết liên quan