Theo đài Vatican ngày 13/8/2016: Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 75 ngày Thánh Maximilian Kolbe hiến mạng, một học giả hàng đầu về cuộc đời của thánh nhân mô tả Ngài là “một nhân chứng của lòng bác ái hùng anh.” Cha James McCurry là Giám tỉnh của tỉnh dòng Các thiên Thần thuộc dòng Phanxicô tại Hoa kỳ và là tác giả của Hạnh tích thánh Maximilian Kolbe, linh mục cùng dòng. Cha McCurry đã gặp gỡ nhiều lần và trở thành “bạn thân” với người đàn ông Ba Lan mà Cha Kolbe đã tự hiến mạng chết thay cho ông ta tại trại tập trung Auschwitz Balan. Cha đã được ký giả Susy Hodges phỏng vấn…
Chính cha McCurry đã gặp và trao đổi với nhân chứng sống và biết về Maximilian Kolbe, được cha hy sinh cuộc sống mình thế mạng cho ông. Đó là ông Franciszek Gajowniczek, một trung sĩ Ba Lan, người có gia đình và có con nhỏ.
Chính ông đã diễn tả Cha Kolbe đứng lên và dâng hiến mạng sống mình như thế nào, chỉ vì “Ngài xúc động trước” hoàn cảnh “của” một người cha của một gia đình trẻ” và Ngài đã quyết định chọn chết thế… Sau khi được sống còn vì nghĩa cử anh hùng của cha thánh Maximilian, Ông Gajowniczek sống sót sau những cảnh trạng kinh hoàng của thế chiến thứ 2 và sống thọ đến 93 tuổi. Cha McCurry nói hai người đã gặp nhau nhiều lần sau khi cha Maximilian Kolbe được phong thánh. Ông Gajowniczek thường nói về Cha Kolbe: “Ngài không chỉ chết cho tôi mà còn cho tất cả chúng ta – để lại cho chúng ta một chứng từ anh hùng thánh thiện.”
Cha McCurry nói thánh Maximilian đứng lên “như một biểu tượng tự hiến theo Tin mừng” trong bối cảnh bi thương của thế kỷ 20, một thế kỷ có hai cuộc thế chiến và sự gia tăng của hệ thống độc tài toàn trị Cộng sản.
Khi được hỏi về cảm xúc của mình khi chứng kiến hình ảnh Đức Thánh Cha Phanxicô một mình ngồi cầu nguyện trong thinh lặng tại trại Auschwitz, nơi thánh Maximilian Kolbe đã bị giết bởi Đức quốc xã nhân chuyến viếng thăm gần đây khi ĐTC hành hương tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Balan vừa qua. Cha McCurry cho hay hình ảnh đó đã dấy lên trong ngài “một cảm xúc sâu sắc” vì chính ngài đã đến thăm nơi này nhiều lần, cha nói: “hiện trạng tại đây, làm cho ai đến đó chỉ biết thầm lặng không thốt lên lời! (câm nín!)” Cha còn cho hay hiện trường nơi đó toát lên một bầu khí “thánh thiêng” vì nó gợi nhớ cho mọi người rằng “điều thiện chiến thắng tội ác,” mặc dù Auschwitz được thiết kế bởi Đức quốc xã là “một nơi kinh hoàng, hận thù và tuyệt vọng.”
Thanh Quảng sdb