Chủ đề trí tuệ nhân tạo sẽ được bàn thảo đặc biệt tại đại hội khoáng đại của Viện hàn lâm và đặc biệt trong ngày 28/02. Vào lúc 9 giờ sáng ngày 28/02, tại Thính phòng ở đường Hòa giải sẽ diễn ra sự kiện có tên “Phục hưng. Vì một trí tuệ nhân tạo nhân văn”, với việc ký kết “Lời kêu gọi Đạo đức” về trí tuệ nhân tạo của chủ tịch công ty Microsoft, ông Brad Smith và phó giám đốc điều hành của công ty IBM, ông John Kelly III.
Trong buổi họp báo ngày 25/02, Đức cha Vincenzo Pagia, Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống giải thích: “Cần có tham vọng đạo đức mạnh mẽ để nhân tính hóa kỹ thuật và không công nghệ hóa con người. “Lời kêu gọi đạo đức ký kết tại Roma” không phải là một văn bản chính thức của Hàn lâm viện nhưng là một tài liệu cam kết chung, do chúng tôi đề xuất, trong đó, ở dạng ngắn gọn và súc tích, một số dòng trình bày một đạo đức về Trí tuệ nhân tạo và các cam kết, gắn liền cách cơ bản với ba chương: đạo đức, luật pháp, giáo dục.”
Mục đích của Lời kêu gọi đạo đức là tạo ra một phong trào mở rộng và bao gồm các chủ thể khác: các tổ chức công cộng, tổ chức phi chính phủ, các ngành công nghiệp và các nhóm để tạo ra một hướng phát triển và sử dụng các công nghệ bắt nguồn từ trí tuệ nhân tạo. Tài liệu sẽ có vào Thứ Sáu, kể từ thời điểm ký kết, trên trang web www.romecall.org.
Sau 26 năm được thành lập, từ ngày 11/02/1994, Hàn lâm viện Tòa thánh về sự sống hiện có 163 thành viên: 45 chính thức, 3 danh dự, 98 hàm thụ (từ xa) và 17 nhà nghiên cứu trẻ. Việc bổ nhiệm các thành viên chính thức và danh dự thuộc về Đức Thánh Cha. Hội đồng lãnh đạo của Hàn lâm viện có trách nhiệm bổ nhiệm các thành viên hàm thụ và học giả trẻ, với nhiệm kỳ 5 năm và có thể được tái bổ nhiệm hai lần. (ACI 25/01/2020) .
Nguồn: Vatican News