Như chúng tôi đã đưa tin, hôm qua thứ Bẩy 22 tháng 9, Đức Thánh Cha đã khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Vilnius /vɪl -nɪʊs/, thủ đô của Lithuania / lɪ-θjuˈ-eɪ-niə /. Trong ngày đầu tiên tại Lithuania, Đức Thánh Cha đã có một diễn từ trước tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn; và vào buổi chiều Đức Thánh Cha đã viếng thăm Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa và có cuộc gặp gỡ với giới trẻ ở quảng trường phía trước đền thờ.
Lúc10g sáng Chúa Nhật ngày 23 tháng 9, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ tại công viên Santakos vào lúc 10g sáng.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là buổi đọc kinh Truyền Tin sau Thánh Lễ.
Trong dịp này, Đức Thánh Cha đã đưa ra huấn từ sau:
Lúc 3 giờ chiều, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các Giám Mục, linh mục, nam nữ tu sĩ và chủng sinh tại nhà thờ chính toà Kaunas.
Theo thống kê năm 2011, trong tổng số 2.8 triệu dân các tín hữu Công Giáo chiếm 77.2% dân số rồi đến Chính Thống giáo Nga 4.1%, Tin Lành Lutheran 0.6%.
Theo Niên Giám 2016 của Tòa Thánh, trong tổng số 2,824,000 dân, người Công Giáo chiếm 77.2%, sinh hoạt trong 8 giáo phận trong đó có 2 tổng giáo phận và một giáo phận quân đội. Giáo Hội tại Lithuania có 779 linh mục trong đó có 681 linh mục triều và 79 linh mục dòng; 4 phó tế vĩnh viễn, 145 nam tu sĩ, và 773 nữ tu.
Sứ Thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Pedro López Quintana, người Tây Ban Nha. Ngài là Sứ Thần Tòa Thánh tại cả ba quốc gia vùng Baltic.
Trong bài huấn từ của ngài, Đức Thánh Cha nói:
Chúng con thân mến,
Trong bài đọc thứ nhất của Lời Chúa hôm nay, trích từ Sách Khôn ngoan, nói về sự đàn áp người công chính, những người mà “sự hiện diện đơn thuần” của họ đủ làm cho những kẻ không niềm tin phải bực tức, biến họ thành những kẻ đàn áp người nghèo, thành những người vô cảm đối với người mồ côi góa phụ và không tôn kính những bậc lớn tuổi. Họ công bố “quyền lực là tiêu chuẩn cho công lý”. Họ thống trị kẻ yếu, dùng sức mạnh để áp đặt những tư duy, ý thức hệ vào thực tại. Họ xử dụng bạo lực hoặc chèn ép để áp đặt vào cuộc sống hàng ngày, thay thế cho sự trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ và hài hòa. Họ xây một thế giới khác, một xã hội khác bao có thể như sách Khôn ngoan đã nói: “Chúng ta hãy nhục mạ và làm khổ nó, để thử xem nó có hiền lành và nhẫn nại không. Chúng ta hãy kết án cho nó chết cách nhục nhã, vì theo lời nó nói, thì người ta sẽ cứu nó!”
Bảy mươi lăm năm trước, quốc gia này chứng kiến sự tàn phá cuối cùng của Thành phố Ghetto Vilnius; đây là cao điểm của việc giết hại hàng ngàn người Do Thái đã bắt đầu cả hai năm trước đó. Như chúng ta đã đọc thấy trong sách Khôn ngoan, người Do Thái bị xúc phạm và trừng phạt tàn nhẫn. Chúng ta hãy suy nghĩ về thời điểm đó, và khẩn cầu xin Chúa ban cho chúng ta món quà của sự nhậy bén hầu phát hiện kịp thời bất kỳ sự tái phát nào cái thái độ độc hiểm này, nó len lỏi vào tâm lòng con người như một cơn gió có thể làm tan nát trái tim của các thế hệ chưa từng trải qua những kinh nghiệm như vậy.
Chúa Giêsu trong Tin Mừng cho chúng ta biết về một cám dỗ mà chúng ta phải rất cẩn thận: khát vọng một sự ưu tú và thống trị trên người khác, hầu chế ngự trái tim con người. Điều thường xảy ra là một người tự coi mình là thương cấp, độc quyền tiêu thụ, và được hưởng nhiều đặc quyền. Liều thuốc giải độc mà Chúa Giêsu đề xuất cho trái tim của chúng ta, cho bất kỳ một xã hội hay một quốc gia nào là “nếu muốn làm lớn, hãy làm người cuối rốt, hãy làm đầy tớ cho tất cả mọi người; hãy đến những nơi mà không ai muốn tới, đến những vùng ngoại vi xa xôi hẻo lánh nhất; để phục vụ và trao ban.
Nếu chúng ta được quyền, hãy cho Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô có cơ hội chạm vào cõi lòng sâu thẳm của cuộc sống chúng ta, Cha đảm bảo với chúng con “một sự hiệp nhất toàn cầu” chắc chắn sẽ được hiện thực. “Trong thế giới của chúng ta, đặc biệt ở một số nước, các dạng chiến tranh và xung khắc nhau đang nổi lên, nhưng chúng ta vẫn xác tín rằng trong sự tôn trọng người khác sẽ chữa lành mọi vết thương, các nhịp cầu sẽ nối kết các mối quan hệ và” san sẻ cho nhau những gánh nặng “(Gal 6: 2)” (Evangelii Gaudium, 67).
Ở Lithuania, chúng con có một ngọn đồi thánh giá, nơi hàng ngàn người, qua nhiều thế kỷ, đã để lại nhiều cây thánh giá. Cha tha thiết yêu cầu chúng con, hãy cùng cha xướng Kinh Truyền tin (Angelus), tha thiết xin Đức Maria giúp chúng ta cắm cây thánh giá đời mình, thập giá của chính chúng ta và cam kết hoạt động cho nhu cầu của tha nhân, phục vụ cho người nghèo, chăm sóc và quan tâm cho người bị bỏ rơi và cho những người thiểu số. Bằng cách này, chúng ta có thể đẩy lui khỏi cuộc sống của chúng ta và khỏi nền văn hóa của chúng ta nguy cơ hủy diệt lẫn nhau, của việc gạt bỏ nhau, và trù diệt những ai làm phiền tới mình!
Nếu Chúa Giêsu đặt một em bé giữa chúng ta, và mời gọi chúng ta tự nghĩ mình phải làm gì cho bé! Chúng ta có can đảm đáp trả “Xin Vâng” như Mẹ Maria xưa. Một lời “Xin Vâng” đã làm đổi thay cả cuộc sống của Mẹ hầu mang lại hoa trái thiêng liêng như Mẹ không.
Đức Thánh Cha đọc Kinh Truyền Tin
Sau đó Đức Thánh Cha cám ơn Ngài thủ tướng của đất nước Lithuania và nội các của thủ tướng, Cám ơn các Giám mục và những ai đã lo tổ chước cho chuyến Tông du này. Tôi chân thành cám ơn tới tất cả những người theo nhiều cách thức khác nhau, qua những tâm tình cầu nguyện cho chuyến Tông du này.
Tôi muốn dành một giây phút đặc biệt cầu nguyện cho những người Do Thái trong những giây phút này. Chiều nay, tôi sẽ cầu nguyện trước Đài tưởng niệm các nạn nhân Do Thái ở Vilnius, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày họ bị diệt chủng. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho cuộc đối thoại cấp cao đang diễn ra vì công lý và hòa bình.
Xin chúc tất cả một Chúa Nhật vui vẻ! và ăn trưa ngon miệng!
Gražaus sekmadienio! Skaniu pietu!