Thông Tin

Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ vừa liệt kê thêm 7 quốc gia Vi Phạm Tự Do Tôn Giáo Tồi Tệ Nhất Trên Thế Giới.

Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ (USCIRF) vừa liệt kê thêm 7 quốc gia Vi Phạm Tự Do Tôn Giáo Tồi Tệ Nhất Trên Thế Giới.

(CNSNews.com) – Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ (USCIRF) vừa đề nghị Bộ Ngoại Giao cho thêm 7 nước vào trong danh sách 10 nước vi phạm nặng nề nhất quyền tự do tôn giáo trên thế giới.

Bẩy nước bị coi là những Nước Đáng Quan Tâm Đặc Biệt (CPCs) là: Cộng Hòa Ả Rập Trung Phi, Ai Cập, Iraq, Nigeria, Pakistan, Syria và Việt Nam Cộng Sản.

Tuy nhiên, theo Bộ Ngoai Giao cho biết vào hôm thứ Tư thì bản Tường Trình Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của năm 2015 vẫn sắp hạng “các tổ chức phi quốc gia như bọn ISIS hay nhà nước Hồi Giáo và BoKo Haram là những kẻ vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng nhất thế giới.”

Bộ Trưởng Ngoại Giao John Kerry nhận định rằng các tổ chức này vẫn theo đuổi một chính sách tàn bạo, diệt chủng chống lại người Yezidis, tín hữu Kitô giáo, người Hồi Giáo Shia và những nhóm khác trên vùng đất mà chúng kiểm soát. Các tổ chức này phải chịu trách nhiệm về những hành động man rợ như giết người, tra tấn, nô lệ và buôn người, hãm hiếp và những lạm dụng tình dục khác đối với những tín hữu và các sắc tộc thiểu số và Sunnis.

Trong những vùng khác thì những tổ chức này đánh bom tự sát và cho xe nổ nhằm giết hại những người Hồi Giáo thuộc phái Shia.

Theo Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế năm 1998, Bộ Ngoại Giao sẽ có bản tường trình hàng năm về tình hình tự do tôn giáo trên thế giới tại các quốc gia và liệt kê những quốc gia vi phạm bị đưa vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt (CPCs).

Vào đầu năm nay, Bộ Ngoại Giao đã đưa ra 10 quốc gia trong danh sách cần quan tâm đặc biệt gồm: Miến Điện, Trung Cộng, Eritrea, Iran, Bắc Hàn, Ả Rập Saudi, Sudan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan qua đề nghị của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ vào cuộc họp báo ngày 12 tháng Tám. Ủy Ban cũng khuyến nghị Bộ Ngoại Giao nên có những giải pháp trừng phạt đối với 7 quốc gia trong danh sách mới bổ xung này. Đặc biệt như chính quyền Pakistan đã có những vi phạm tự do tôn giáo đáng bị đưa vào danh sách các nước cần quan tâm, thế mà chính quyền này chưa từng bị nêu tên bao giờ.”

Bản tường trình của Bộ Ngoại giao đưa ra chi tiết những vụ vi phạm tự do tôn giáo ở Afghanistan, Mauritania, Pakistan, Sudan and Ả Rập Saudi bao gồm việc tra tấn dã man, giết một phụ nữ ở Kabul, thuộc Afghanistan khi chị này bị vu cáo là đốt kinh Kobaran và những vụ giết nhiều người khác vì tội muốn thoát khỏi Hồi Giáo và các biện pháp phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo.

Theo Bộ Ngoại Giao, nhiều nước trên thế giới đã tiếp tục ban hành những quy định khắt khe nhắm vào các tôn giáo và nhất là các tôn giáo thiểu số và những tôn giáo được coi như không thuộc truyền thống dân tộc.

Hai nhà nghiên cứu của Đại Học Penn State là Roger Finke và Dane Mataic cho biết trong hai thập niên vừa qua con số các quốc gia đòi buộc các tôn giáo phải ghi danh đã tăng nhanh đáng kể, lên tới 90 phần trăm toàn thế giới. Họ cũng vạch ra là những quy định của các quốc gia này xem ra không có gì là kỳ thị, nhưng thực tế lại có những biện pháp can thiệp rất sâu vào nội bộ các tôn giáo.

Những quốc gia đã và đang tăng cường các quy định về tôn giáo loại “ nói vậy mà không phải vậy” là Angola, Azerbaijan, Iran, Ả Rập Saudi, Trung Cộng, Bắc Hàn, Eritrea, Miến Điện, Brunei, Việt Nam Cộng Sản, Cộng Hòa Trung Phi, Hungary, Bahrain, Ukraine và Liên Xô.

Một số quốc gia như Iran, Ả Rập Saudi, Bahrain và Brunei thì lại có những quy định ưu tiên cho hoặc là phái Sunni hay phái Shia của Hồi Giáo và thường xử ác với người dân vì niềm tin của họ.

Trong khi ở Liên Xô thì lại ưu tiên cho nhóm Kitô giáo này mà gây khó khăn cho nhóm kia trong việc cấp phép xây cất nhà thờ và các sinh hoạt tôn giáo. Miến Điện thì kỳ thị Hồi Giáo mà lại ưu tiên cho đa số Phật Giáo.

Theo Bộ Ngoại Giao, làn sóng di dân vào Âu Châu gần đây là hậu quả của việc tăng cường kỳ thị tôn giáo.

Ở Âu Châu, một số chính phủ tỏ ra lo ngại về dân nhập cư và tỵ nạn trên nền tảng tôn giáo.

Thủ Tướng Hungary đã nhiều lần nhấn mạnh đến việc bảo vệ “những giá trị Kitô giáo Âu Châu” và các giới chức ở Cộng Hòa Slovak thì coi những người Hồi Giáo là mối đe dọa cho an ninh, văn hóa và xã hội của Slovak và do đó chỉ cho phép Kitô hữu định cư mà thôi.

Tuy nhiên bản tường trình cũng đưa ra những mặt “phát triển tích cực.”

Đối với Việt Nam Cộng Sản, tuy còn nhiều khó khăn, nhưng sự do tôn giáo cũng dần được cải thiện.

Sự thông cảm giữa Hồi Giáo và các tôn giáo khác cũng có những bước phát triển.

Ở Kenya, một nhóm Hồi Giáo đã che chở cho các Kitô hữu bị tấn công trên một xe buýt; Ở Cộng Hòa Trung Phi, những Kitô hữu và những người Hồi Giáo đã cùng nhau hân hoan đi đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi ngài đến thăm nước này, dẫn đến việc xóa bỏ biên giới giữa các làng xóm của họ; Ở United Arab Emirates, nhà thờ Công Giáo và đền thờ Hindu đã được chính phủ cho phép xây dựng.

Ở Canada, Tòa án đã không bắt người tuyên thệ quốc tịch phải bỏ khăn che mặt vì “trang phục tôn giáo.”

Giuse Thẩm Nguyễn

Bài viết liên quan