Nghiên Cứu

GIÁO LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN VAI TRÒ LÃNH ĐẠO

GIÁO LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN VAI TRÒ LÃNH ĐẠO

Ai là người  lãnh đạo trong cộng đoàn?

Câu trả lời khá rõ ràng: Đó là Bề Trên. Hoặc có thể dùng một từ khác để chỉ người lãnh đạo như Tổng Phụ Trách, Chị Trưởng, Vị Điều Hành Tổng Quyền, Vị Tổng Quản …Tất cả những từ được dùng để giảm bớt tính chủ tớ, cha chú nhưng nếu muốn sử dụng thì phải định nghĩa và quy định quyền hạn cũng như trách nhiệm. Điều này đòi hỏi khả năng chuyên môn về pháp lý. Thậm chí sẽ có thể gặp khó khăn khi phải quy chiếu theo từ ngữ dùng trong Giáo Luật hiện hành. Thực tế không phải lúc nào cũng có từ tương đương trong Giáo Luật. Trong trường hợp này rất khó để áp dụng đúng theo luật và có thể xẩy ra những tranh luận không lời giải. Việc đơn giản là dùng những gì Giáo Hội đã quen dùng trong Giáo Luật sẽ tránh được những phiền hà và tranh cãi không cần thiết.

Vậy vai trò của Bề Trên là gì? Bề trên có quyền hạn đến đâu và có những trách nhiệm gì? Nếu Bề Trên vượt quá quyền hạn của mình thì phải làm sao? Ngài có phải là người có toàn quyền quyết định hay phải có các cố vấn để giúp ngài hành động? Tất cả những câu hỏi này sẽ được trả lời trong Giáo Luật và Luật riêng của Dòng Tu, Tu Hội Đời và Tu Đoàn.

Vì không nhiều thời gian nên chúng ta sẽ đi ngay vào vấn đề. Sau đó những gì mà anh chị em thấy cần phải trao đổi hoặc đi sâu hơn chúng ta sẽ tìm cách làm việc cụ thể hơn.

BỀ TRÊN VÀ VIỆC QUẢN TRỊ TRONG CỘNG ĐOÀN

Khi nói đến quản trị trong cộng đoàn chúng ta  thấy có 2 yếu tố đó là vị Lãnh đạo và thuộc cấp. Nói theo ngôn ngữ nhà tu thì là Bề Trên và những người thuộc quyền

Bề trên là ai?

Bề Trên là người được chỉ định làm người lãnh đạo, điều hành, quản trị, linh hoạt và phục vụ cộng đoàn (Hội Dòng, Tỉnh Dòng hay Cộng đoàn) theo quy định của luật chung và luật riêng.

Để làm người lãnh đạo thì phải có quyền.

Để làm người điều hành thì phải có kiến thức, sự khôn ngoan.

Để làm người quản trị thì phải biết người và biết việc.

Để làm người linh hoạt thì phải có khả năng làm sinh động bằng lòng nhiệt thành, bằng sức sống dồi dào và bằng những phương thế hữu hiệu (Hiến Pháp, quy luật, Hội họp, hội thảo, Bản chỉ đạo, kế hoạch đời sống cộng đoàn, giải trí, hoạt động …

Để làm người phục vụ phải có lòng mến với Hội Dòng, lòng mến anh chị em.

Đó là một vài điểm cơ bản và mỗi hội dòng sẽ có những quy định riêng.

Hôm nay chúng ta không thể đi sâu về sinh hoạt của từng Hội Dòng và ở đây có cả các Tu Hội Đời, Các Tu đoàn Tông Đồ nên việc quản trị sẽ không hoàn toàn giống nhau. Ở đây chúng ta sẽ sử dụng những gì được trình bầy trong Giáo Luật về việc lãnh đạo trong các hội dòng làm nền cho những phương thức lãnh đạo khác.

Việc đầu tiên phải chú ý đó là vai trò của vị Bề Trên. Giáo Luật trình bầy vai trò này như thế nào?

Tôi sẽ trình bầy những điểm liên quan đến vai trò Bề Trên theo Giáo Luật và những gì các Bề Trên cần chú ý khi hành động.

  1. Các Bề Trên.
  2. Ban Cố Vấn.
  3. Kinh Lược.
  4. Bề Trên và Quản Lý.
  5. Việc Cư Trú.
  6. Việc Đào Tạo.
  7. Tôn Trọng Tòa Trong.
  8. Rời Bỏ Tu Hội.
  9. Việc Sa Thải.
  10. Tương Quan Với Giáo Phận.

Chúng ta có những điều Giáo Luật nói đến việc này:

VIỆC LÃNH ĐẠO TRONG CÁC HỘI DÒNG

  1. CÁC BỀ TRÊN

Điều 617

Các Bề Trên phải chu toàn trách nhiệm của mình và phải thi hành quyền của mình chiếu theo quy tắc của luật phổ quát và luật riêng.

Điều 618 ( Quyền Hạn của Bề Trên)

Các Bề Trên phải thi hành quyền đã được lãnh nhận từ Thiên Chúa qua thừa tác vụ của Giáo Hội trong tinh thần phục vụ. Vì vậy, ngoan ngoãn theo ý muốn của Thiên Chúa trong khi thi hành trách nhiệm, các Bề Trên phải lãnh đạo các người thuộc quyền như con cái của Thiên Chúa, và để khuyến khích họ tự nguyện vâng phục trong sự tôn trọng nhân vị, các Bề Trên phải sẵn sàng lắng nghe họ và phải cổ vũ họ cộng tác vì lợi ích của tu hội và của Giáo Hội, nhưng vẫn giữ nguyên quyền quyết định của mình cũng như quyền truyền dạy điều gì phải làm.

Điều 619 ( Trách Nhiệm của Bề Trên)

Các Bề Trên phải tận lực thi hành nhiệm vụ của mình, và trong sự hiệp nhất với các thành viên được trao phó cho mình, các ngài phải tìm cách xây dựng một cộng đoàn huynh đệ trong Đức Kitô, nơi đó Thiên Chúa được tìm kiếm và được yêu mến trên hết mọi sự. Vì vậy, chính các Bề Trên phải thường xuyên nuôi dưỡng các thành viên bằng lương thực Lời Chúa và phải dẫn đưa họ tới việc cử hành phụng vụ. Các Bề Trên phải nêu gương cho họ trong việc thực hành các nhân đức, trong việc tuân giữ các luật lệ và các truyền thống của tu hội mình; các Bề Trên phải chu cấp xứng đáng các nhu cầu cá nhân của họ, phải ân cần chăm lo và viếng thăm những người đau yếu, phải sửa dạy những người vô kỷ luật, phải an ủi những người nhút nhát, và phải nhẫn nại với hết mọi người.

Điều 620 ( Bề Trên cấp cao)

Những  vị Bề Trên cấp cao là những  người  lãnh  đạo  toàn  thể tu hội, hoặc một tỉnh dòng, hoặc một phần tương đương với tỉnh dòng, hoặc  một nhà tự trị, cũng như những  người đại  diện của các vị ấy. Viện  Phụ  tổng quyền  và Bề Trên  của một hội dòng đan tu cũng  là những  vị Bề Trên  cấp cao, nhưng những  vị này lại không   có mọi quyền  mà luật phổ quát dành cho các Bề Trên  cấp cao.

Điều 613 (Bề Trên nhà tự trị)

  • 1. Một nhà dòng của các kinh sĩ dòng và đan sĩ dưới sự lãnh đạo và coi sóc của vị Điều Hành  riêng  có quyền  tự trị, trừ khi hiến pháp quy định cách khác.
  • 2. Chiếu theo luật, vị Điều Hành  của một  nhà tự trị là Bề Trên cấp cao.

 

Điều 622  (Bề Trên Tổng Quyền và Bề Trên địa Phương)

Vị Điều Hành tổng quyền có quyền trên mọi tỉnh dòng, các nhà và các thành viên của tu hội và phải thi hành quyền ấy theo luật riêng; các Bề Trên khác có quyền này trong giới hạn nhiệm vụ của mình.

Điều 623  (Điều kiện để được bầu làm Bề Trên)

Để được hay được bầu vào chức vụ Bề Trên cách hữu hiệu, các thành viên của hội dòng, sau khi tuyên khấn trọn đời hay vĩnh viễn, buộc phải có một thời gian xứng hợp do luật riêng ấn định, hoặc nếu là Bề Trên cấp cao, thì do hiến pháp.

Điều 624  (Bề Trên và nhiệm kỳ)

  • 1. Các Bề Trên phải được đặt lên cho một thời gian nhất định và xứng hợp tùy theo bản chất và nhu cầu của tu hội, trừ khi hiến pháp quy định cách khác về vị Điều Hành tổng quyền và các Bề Trên nhà tự trị.
  • 2. Luật riêng phải liệu sao có những quy tắc thích hợp để các Bề Trên được đặt lên cho một thời gian nhất định đừng ở trong chức vụ lãnh đạo quá lâu mà không cách quãng.
  • 3. Tuy nhiên, trong thời gian tại chức, các vị có thể bị giải nhiệm hoặc được thuyên chuyển sang một chức vụ khác vì những lý do được quy định trong luật riêng.

Điều 625  (Bầu Cử Tổng Quyền)

  • 1. Vị Điều Hành tổng quyền của một tu hội phải được chỉ định bằng việc bầu cử đúng giáo luật chiếu theo các quy tắc của hiến pháp.
  • 2. Giám Mục tại nơi có trụ sở chính chủ tọa cuộc bầu cử Bề Trên đan viện tự trị được nói đến ở điều 615, và cuộc bầu cử vị Điều Hành tổng quyền của tu hội thuộc luật giáo phận.
  • 3. Các Bề Trên khác phải được đặt lên chiếu theo quy tắc của hiến pháp, nhưng nếu các vị được bầu, thì các vị phải được sự chuẩn y của Bề Trên cấp cao có thẩm quyền; nếu các vị được Bề Trên bổ nhiệm, thì trước đó phải có sự tham khảo ý kiến cách thích đáng.

Điều 626  (Bầu cử và Bổ nhiệm Bề Trên )

Các Bề Trên khi trao chức vụ, và các thành viên khi bầu cử, phải giữ các quy tắc của luật phổ quát và của luật riêng. Các Bề Trên và các thành viên phải tránh mọi lạm dụng và thiên vị, và trong khi chỉ hướng về Thiên Chúa và nhằm lợi ích của tu hội, họ phải bổ nhiệm hoặc bầu những người mà trước mặt Chúa họ phải xét là thực sự xứng đáng và có khả năng. Ngoài ra, trong các cuộc bầu cử họ phải tránh việc vận động phiếu cách trực tiếp hay gián tiếp, cho chính mình hay cho người khác.

  1. BAN CỐ VẤN

Điều 627  (Bề Trên và hội đồng cố vấn)

  • 1. Chiếu theo quy tắc của hiến pháp, các Bề Trên phải có hội đồng riêng và phải nhờ đến hội đồng ấy khi thi hành nhiệm vụ.
  • 2. Ngoài những trường hợp do luật phổ quát quy định, luật riêng phải xác định những trường hợp nào buộc phải có sự chấp thuận hay buộc phải hỏi ý kiến để hành vi được hữu hiệu chiếu theo quy tắc của điều 127.

Điều 127 (Tham khảo hay đồng thuận của cố vấn)

  • 1. Khi luật ấn định rằng, để thực hiện các hành vi, Bề Trên cần có sự ưng thuận hay ý kiến của một hiệp đoàn hoặc của một nhóm người, thì hiệp đoàn hay nhóm người đó phải được triệu tập chiếu theo quy tắc của điều 166, trừ khi luật địa phương hay luật riêng đã dự liệu cách khác trong trường hợp chỉ cần hỏi ý kiến; nhưng để các hành vi được hữu hiệu, Bề Trên cần phải có sự đồng ý của đa số tuyệt đối những người hiện diện hoặc phải hỏi ý kiến mọi người.
  • 2. Khi luật ấn định rằng, để thực hiện các hành vi, Bề Trên cần có sự ưng thuận hay ý kiến của một số người, xét như từng cá nhân.

10 nếu luật đòi phải có sự ưng thuận, thì hành vi sẽ vô hiệu, khi Bề Trên không có sự ưng thuận của họ, hoặc hành động trái ý họ hay trái ý một người nào trong họ;

20 nếu luật đòi phải hỏi ý kiến, thì hành vi sẽ vô hiệu, khi Bề Trên không bàn hỏi với họ; mặc dầu không buộc theo ý kiến của họ, ngay cả khi họ nhất trí, nhưng nếu không có lý do nào mạnh hơn theo thẩm định của mình, thì Bề Trên không nên làm trái ý kiến của họ, nhất là khi họ nhất trí.

  • 3. Tất những người mà luật đòi phải có sự ưng thuận hay phải cho ý kiến đều có nghĩa vụ bày tỏ ý kiến của họ một cách thành thật, và nếu tầm quan trọng của sự việc đòi hỏi, họ phải cẩn thận giữ bí mật, là nghĩa vụ mà Bề Trên có thể đòi hỏi họ.

Một vài thí dụ về vai trò cố vấn : GL 637, 638,  684, 689

  1. KINH LƯỢC

Điều 628  (Bổn phận Kinh Lược)

  • 1. Các Bề Trên đã được luật riêng của tu hội chỉ định vào nhiệm vụ này phải đi thăm các nhà và các thành viên đã được trao phó cho mình, vào thời gian đã được ấn định, theo các quy tắc của luật riêng ấy.
  • 2. Giám Mục giáo phận có quyền và có bổn phận phải kinh lý, ngay cả trong phương diện kỷ luật tu trì:

10 các đan viện tự trị được nói đến ở điều 615;

20 từng nhà của tu hội thuộc luật giáo phận ở trong địa hạt của ngài.

  • 3. Các thành viên phải tỏ lòng tin tưởng đối với vị kinh lý và buộc phải trả lời theo sự thật và trong đức ái, khi ngài hỏi họ cách chính đáng; không ai được phép làm bất cứ cách nào khác để các thành viên tránh né nghĩa vụ này, hoặc để gây cản trở cho mục đích của việc kinh lý bằng cách khác.
  1. BỀ TRÊN VÀ QUẢN LÝ

Điều 636  (Bề Trên khác Quản Lý)

  • 1. Trong mỗi tu hội cũng như mỗi tỉnh dòng do một Bề Trên cấp cao lãnh đạo, phải có một người quản lý khác với Bề Trên cấp cao được đặt lên chiếu theo quy tắc của luật riêng, người này phải quản trị tài sản dưới sự hướng dẫn của Bề Trên liên hệ. Ngay cả trong các cộng đoàn địa phương, trong mức độ có thể, cũng phải đặt một người quản lý khác với Bề Trên địa phương.
  • 2. Vào thời kỳ và theo cách thức do luật riêng ấn định, các quản lý và các người quản trị khác phải tường trình cho nhà chức trách có thẩm quyền về việc quản trị.

Điều 638 (Hành Vi Quản Trị Thông Thường Và Ngoại Thường)

  • 1. Trong khuôn khổ của luật phổ quát, việc xác định những hành vi nào vượt quá giới hạn và thể thức quản trị thông thường và việc ấn định những điều cần thiết để thực hiện thành sự một hành vi quản trị ngoại thường thuộc về luật riêng.
  • 2. Ngoài các Bề Trên, các viên chức được luật riêng chỉ định vào việc quản trị cũng có thể thực hiện thành sự các việc chỉ tiêu và các hành vi pháp lý thuộc việc quản trị thông thường, trong giới hạn trách nhiệm của mình.
  • 3. Để được hữu hiệu, việc chuyển nhượng và bất cứ việc gì khiến cho tình trạng di sản của pháp nhân bị thiệt thòi, phải có phép bằng văn bản của Bề Trên có thẩm quyền, với sự chấp thuận của hội đồng của ngài. Ngoài ra, còn buộc phải có phép của Tòa Thánh, nếu là một việc chi tiêu vượt quá số tiền được Tông Tòa ấn định cho mỗi miền, hoặc nếu là tài sản được dâng cho Giáo Hội do lời khấn, hoặc nếu là các đồ vật qúy giá vì giá trị nghệ thuật hay lịch sử.
  • 4. Đối với các đan viện tự trị được nói đến ở điều 615 và đối với các tu hội thuộc luật giáo phận, phải có sự chấp thuận bằng văn bản của Đấng Bản Quyền địa phương.

Điều 639 (Trách nhiệm về tài chánh)

  • 1. Nếu một pháp nhân mắc nợ và mắc các nghĩa vụ, ngay cả khi có phép của Bề Trên, thì chính pháp nhân ấy buộc phải chịu trách nhiệm về các món nợ và các nghĩa vụ đó.
  • 2. Nếu một thành viên được phép Bề Trên ký hợp đồng liên quan đến tài sản riêng tư của mình, thì chính đương sự phải chịu trách nhiệm về hợp đồng đó; nhưng nếu đương sự được Bề Trên ủy quyền để giải quyết một công việc của tu hội, thì tu hội phải chịu trách nhiệm về việc đó.
  • 3. Nếu một tu sĩ đã ký hợp đồng mà không có phép của các Bề Trên, thì chính đương sự phải chịu trách nhiệm, chứ không phải pháp nhân.
  • 4. Tuy nhiên, vẫn giữ nguyên tắc là luôn luôn có thể khởi tố người đã thủ lợi từ hợp đồng đã được ký kết.
  • 5. Các Bề Trên dòng phải thận trọng đừng cho phép vay nợ, trừ khi biết chắc rằng có thể trả tiền lãi nhờ hoa lợi thông thường và có thể hoàn lại tiền vốn bằng cách trả góp một cách chính đáng trong một thời gian không quá lâu.

Điều 668  (Tài Sản Tu Sĩ)

  • 1. Trước khi khấn lần đầu, các thành viên phải nhượng quyền quản trị tài sản riêng  cho người mình muốn  và họ phải được  tự do định  đoạt  về việc sử dụng tài sản cũng  như các hoa lợi của tài sản, trừ khi hiến pháp quy định cách khác. Ít là trước  khi khấn trọn  đời, các thành viên phải lập một chúc thư có giá trị đối với cả luật  dân  sự.
  • 2. Để thay đổi các việc định đoạt ấy vì một  lý do chính đáng, cũng như để làm một hành vi nào đó liên quan đến tài sản vật chất, họ cần phải được  phép  của Bề Trên  có thẩm quyền chiếu theo quy tắc của luật riêng.
  • 3. Tất cả những gì tu sĩ thủ đắc do công lao của mình hoặc nhân danh tu hội thì đều thuộc về tu hội. Những tài sản tu sĩ nhận  được bằng  bất cứ cách  nào dưới danh nghĩa  cấp dưỡng, trợ cấp, hoặc bảo hiểm thì đều thuộc về tu hội, trừ khi luật riêng ấn định  cách khác.
  • 4. Thành viên nào phải từ bỏ hoàn toàn các tài sản của mình do bản chất của tu hội, thì phải thể  hiện  sự từ bỏ ấy trước  khi khấn trọn đời, theo một thể thức có giá trị,  trong mức độ có thể,  đối với cả luật dân sự, và sự từ bỏ đó có hiệu  lực  kể từ ngày  khấn.   Tu sĩ đã khấn trọn đời, chiếu theo quy tắc của luật riêng,  muốn từ bỏ một phần hay toàn bộ tài sản của mình, cũng phải làm như thế với phép  của vị Điều Hành tổng quyền.
  • 5. Tu sĩ nào phải từ bỏ hoàn toàn  những   tài sản của mình, do bản chất của tu hội, thì mất khả năng  thủ đắc và chấp  hữu, vì vậy, các hành vi nghịch với lời khấn nghèo  khó do tu sĩ ấy thực  hiện  sẽ vô hiệu.  Những  tài sản tu sĩ ấy có được sau hành vi từ bỏ của  mình đều thuộc về tu hội chiếu theo quy tắc của luật riêng.

Điều 672 (một số quy định cho tu sĩ)

Các tu sĩ bị ràng buộc bởi những  quy định  của các điều 277, 285,

286, 287 và 289, ngoài ra, các tu sĩ thuộc  hàng giáo sĩ còn phải tuân giữ những  quy định của điều 279 §2; trong các tu hội giáo dân thuộc luật giáo hoàng,  Bề Trên cấp cao có thể  ban phép được  nói đến ở điều 285 §4.

  1. 277: Đức khiết tịnh và sự giao tiếp
  2. 285: Điều không phù hợp với bậc sống, quyền bính dân sự, quản trị tài sản của người khác.
  3. 286: Cấm kinh doanh.
  4. 287: không tham gia đảng phái chính trị.
  5. 289: không tình nguyện tòng quân.
  6. 279: học hỏi thần học, thêm kiến thức thánh khoa, mục vụ.
  1. VIỆC CƯ TRÚ

Điều 629 (Cư trú của Bề Trên)

Các Bề Trên phải ở tại nhà mình và không được vắng nhà, trừ trường hợp chiếu theo quy tắc của luật riêng.

Điều 665 ( Cư trú của thành viên)

  • 1. Các tu sĩ phải ở tại nhà dòng của mình, giữa đời sống chung và không được vắng nhà nếu không có phép Bề Trên. Tuy nhiên, nếu là vấn đề vắng mặt lâu ngày, thì Bề Trên cấp cao, với sự chấp thuận của ban cố vấn, và vì một lý do chính đáng, có thể cho phép một thành viên ở ngoài một nhà của tu hội, nhưng không được quá một năm, trừ khi vì lý do chữa bệnh, vì lý do học hành hoặc phải làm việc tông đồ nhân danh tu hội.
  • 2. Khi một thành viên vắng khỏi nhà dòng cách bất hợp pháp dưới ý định tránh khỏi quyền Bề Trên, thì chính các Bề Trên phải ân cần tìm kiếm họ, phải giúp họ trở về và bền đỗ trong ơn gọi của mình.
  1. VIỆCĐÀO TẠO

Điều 642  (Tiêu chuẩn Ứng  Sinh Tập Viện)

Các Bề Trên phải cẩn thận liệu sao để chỉ thâu nhận những ứng sinh không những đủ độ tuổi đòi buộc,  mà còn có sức khoẻ,  tính tình thích hợp  và đầy đủ các đức tính của sự trưởng  thành,  để đảm nhận nếp sống riêng của tu hội; nếu cần, phải nhờ đến những người giám định  để xác minh sức khoẻ, tính tình và sự trưởng thành, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 220.

Điều 643 (Thâu nhận Tập sinh vô hiệu)

  • 1. Việc thâu nhận những người sau đây vào tập viện sẽ vô hiệu:

10 người chưa đủ mười  bảy tuổi trọn;

20 người phối ngẫu, bao lâu hôn nhân còn hiệu lực;

30  người đang còn liên kết với một tu hội thánh hiến bằng mối ràng buộc thánh hay đã nhập  tịch  vào một tu đoàn tông đồ, miễn  là vẫn  giữ nguyên những quy định  của điều

684;

40 người vào tu hội do ảnh hưởng  của bạo lực, sợ hãi nghiêm trọng hay man trá, hoặc người được  Bề Trên  nhận  vào dưới một ảnh hưởng tương tự như thế;

50 người giấu giếm việc mình đã gia nhập một tu hội thánh hiến hay một tu đoàn tông đồ.

  • 2. Luật riêng có thể thiết lập các ngăn trở khác liên quan cả đến sự hữu hiệu của việc thâu nhận, hoặc đặt thêm các điều kiện khác trong việc thâu nhận.

Điều 644  (Thâu nhận bất hợp luật)

Các Bề Trên  không  được thâu  nhận  các giáo sĩ triều  vào tập viện mà không  tham khảo Đấng Bản Quyền  riêng của những người này và cũng không được thâu nhận những người mắc những món nợ không thể chi trả.

 

Điều 647  (Thẩm quyền về Tập viện)

  • 1. Việc thiết lập, di chuyển và giải thể tập viện phải được thực hiện do sắc lệnh bằng văn thư của vị Điều Hành tổng quyền  của tu hội, với sự chấp thuận  của ban cố vấn của vị này.
  • 2. Để được hữu hiệu, việc tập tu phải được thực hiện trong một nhà được chỉ định  hợp pháp cho mục đích ấy. Trong những trường hợp đặc  biệt  và ngoại lệ, vị Điều Hành tổng quyền,  với sự chấp thuận  của ban cố vấn  của ngài,  có thể cho phép  một ứng sinh thực hiện việc tập tu tại một nhà khác của tu hội, dưới sự hướng  dẫn của một tu sĩ có kinh nghiệm trong nhiệm vụ giáo tập.
  • 3. Bề Trên cấp cao có thể cho phép một nhóm tập sinh lưu trú một thời gian tại một nhà khác của tu hội do chính ngài chỉ định.

Điều 649  (Qui định cho Tập Viện)

  • 1. Miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của các điều 647 §3 và 648 §2, sự vắng mặt khỏi tập viện quá ba tháng, dù liên tục hay cách quãng,  sẽ vô hiệu hoá việc tập tu. Sự vắng mặt quá mười lăm ngày phải được bù lại.
  • 2. Với phép của Bề Trên cấp cao có thẩm quyền, việc khấn lần đầu có thể được thực  hiện  trước  kỳ hạn,  nhưng không được sớm hơn mười lăm ngày.

Điều 650  (Bề Trên của Giáo tập)

  • 1. Mục đích của năm tập đòi các tập sinh phải được đào tạo dưới sự hướng dẫn của vị giáo tập, theo một chương trình đào tạo do luật riêng quy định.
  • 2. Việc lãnh đạo các tập sinh dành riêng cho một mình vị giáo tập duy nhất dưới quyền các Bề Trên cấp cao.

Điều 656  (Điều kiện để khấn hữu hiệu)

Để được  hữu hiệu,  việc khấn tạm  đòi buộc:

10  người sắp tuyên  khấn tối thiểu phải được  mười tám tuổi trọn;

20 việc tập tu đã được  thực  hiện  hữu hiệu;

30 việc nhận cho khấn phải được tự do thực hiện do Bề Trên có thẩm  quyền  với sự biểu  quyết  của ban cố vấn chiếu theo quy tắc của luật;

40  lời tuyên  khấn  phải được  phát biểu cách minh nhiên  và không do bạo lực, sợ hãi nghiêm trọng hoặc man trá;

50 việc  nhận  lời khấn  phải được  thực  hiện  do chính Bề Trên hợp pháp, hoặc nhờ một nguời khác.

Điều 657

  • 1. Khi mãn thời gian giữ lời khấn, tu sĩ nào   tự  ý xin khấn  và được   xét là có khả năng  xứng  hợp,  thì phải được nhận cho tái khấn hoặc cho khấn trọn đời, nếu không thì phải ra khỏi hội dòng.
  • 2. Tuy nhiên, nếu thấy thuận tiện, Bề Trên có thẩm quyền  có thể kéo dài thời gian khấn tạm,  tuỳ theo luật riêng,  nhưng tổng  số thời gian mà thành  viên  ấy bị ràng  buộc  bởi lời khấn tạm không được quá chín năm.
  • 3. Vì một lý do chính đáng, việc  khấn  trọn  đời có thể được thực hiện  trước  kỳ hạn,  nhưng không được sớm hơn ba tháng.

Điều 658  (Khấn Trọn Đời)

Ngoài  những  điều  kiện  đã được  nói đến ở điều 656, 30, 40 và 50, và những  điều  kiện  khác  được  luật riêng  thêm  vào, để lời khấn  trọn đời được  hữu hiệu,  khấn sinh buộc:

10 tối thiểu  phải  đủ hai mươi mốt tuổi trọn;

20 phải khấn tạm trước thời gian đó ít là ba năm, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 657 §3.

  1. TÔN TRỌNG TÒA TRONG

Điều 630

  • 1. Các Bề Trên phải nhìn nhận sự tự do chính đáng của các thành viên trong những gì liên quan đến bí tích Sám Hối và việc linh hướng, miễn là vẫn giữ nguyên kỷ luật của tu hội.
  • 2. Các Bề Trên, chiếu theo quy tắc của luật riêng, phải liệu sao cho các cha giải tội có khả năng luôn sẵn sàng để các thành viên có thể thường xuyên xưng tội với các ngài.
  • 3. Trong các nữ đan viện, trong các nhà đào tạo, và trong các cộng đoàn đông người thuộc hàng giáo dân, phải có các cha giải tội thường lệ được Đấng Bản Quyền địa phương chuẩn nhận, sau khi đã tham khảo ý kiến của cộng đoàn, tuy nhiên, họ không buộc phải xưng tội với các vị ấy.
  • 4. Các Bề Trên đừng giải tội cho những người thuộc quyền mình, trừ khi những người này tự ý yêu cầu điều này.
  • 5. Các thành viên phải đến với các Bề Trên của mình với lòng tin tưởng, họ có thể tự do và tự ý cởi mở tâm hồn với các ngài. Tuy nhiên, các Bề Trên không được xúi giục họ giãi bày lương tâm bằng bất cứ cách nào.

Điều 596  (Quyền lãnh đạo Tòa Trong)

  • 1. Các Bề Trên và các công nghị của tu hội có quyền trên các thành viên do luật phổ quát và hiến pháp quy định.
  • 2. Nhưng trong các hội dòng giáo sĩ thuộc luật giáo hoàng, các Bề Trên còn có quyền lãnh đạo của Giáo Hội ở tòa ngoài cũng như ở tòa trong.
  • 3. Phải áp dụng những quy định của các điều 131,133, 137-144 cho quyền được nói đến ở §1.
  1. RỜI BỎ TU HỘI

Điều 684 ( Chuyển Dòng)

  • 1. Một thành viên đã khấn trọn  đời không  thể chuyển  từ hội dòng mình sang một  hội dòng  khác,  trừ khi có  phép của vị Điều Hành tổng quyền  của mỗi tu hội, và được  sự chấp  thuận  của ban cố vấn của mỗi vị.
  • 2. Sau khi đã mãn thời gian thử luyện ít là ba năm, thành viên có thể được nhận cho khấn trọn  đời trong tu hội mới. Tuy nhiên, nếu đương sự  từ chối việc tuyên  khấn này, hoặc không  được  các Bề Trên có thẩm quyền chấp nhận cho khấn, thì đương sự phải trở về tu hội đầu tiên,  trừ khi đã được  đặc ân hồi tục.
  • 3. Để một tu sĩ có thể chuyển từ một đan viện  tự trị này sang một đan viện  tự trị khác của cùng tu hội, hoặc  của cùng liên minh hoặc  của cùng  liên  hiệp,  điều  kiện  cần và đủ là sự chấp  thuận  của Bề Trên cấp cao của mỗi đan viện, cũng như sự chấp thuận của công nghị đan viện  tiếp  nhận,  miễn  là vẫn giữ nguyên  những điều kiện khác do luật riêng quy định;  không  đòi buộc phải khấn lại.
  • 4. Luật riêng phải xác định thời gian và cách thức  thử luyện trước khi một thành viên được tuyên khấn trong tu hội mới.
  • 5. Để chuyển sang một tu hội đời hay một tu đoàn tông đồ, cũng như để chuyển từ một tu hội đời hay từ một  tu đoàn  tông đồ sang một hội dòng, thì phải  có phép  của Toà Thánh  và phải tuân  theo các chỉ thị của Toà Thánh.

Điều 686 (Ngoài nội vi)

  • 1. Khi có lý do nghiêm trọng, vị Điều Hành tổng quyền,  với sự chấp thuận  của ban cố vấn,  có thể ban đặc ân sống ngoài  nội vi nhưng không  quá ba năm cho một tu sĩ đã khấn  trọn  đời, và nếu  là giáo sĩ, thì phải có sự chấp  thuận  trước của Đấng  Bản Quyền  địa phương tại nơi đương sự phải  ở. Việc  gia hạn  đặc ân hoặc ban một đặc ân quá ba năm được dành riêng cho Toà Thánh, hoặc cho Giám Mục giáo phận, nếu điều đó liên  quan đến các tu hội thuộc luật giáo phận.
  • 2. Việc ban đặc ân sống ngoài nội vi cho các nữ đan sĩ thuộc về một mình Tông Toà.
  • 3. Theo lời thỉnh cầu của vị Điều Hành tổng quyền với sự chấp thuận của ban cố vấn, Toà Thánh có thể áp đặt một thành  viên  của một tu hội thuộc luật giáo hoàng, hoặc Giám Mục giáo phận có thể áp đặt một thành  viên  của một tu hội thuộc luật giáo phận phải sống ngoài nội vi, vì những lý do nghiêm trọng, nhưng phải giữ sự hợp  tình hợp  lý và đức bác  ái.

Điều 687 (Sống ngoài nội vi)

Thành  viên sống ngoài  nội vi được miễn  giữ những  nghĩa vụ không tương hợp  với tình trạng sống  mới của mình, nhưng vẫn  tuỳ thuộc  quyền  của các Bề Trên  cũng như của Đấng  Bản Quyền  địa phương và vẫn được  các ngài  săn sóc, nhất  là khi đương sự  là giáo sĩ. Thành viên ấy có thể mặc  tu phục  của tu hội, trừ khi đặc ân đã ấn định cách khác. Tuy nhiên, đương sự mất quyền  bầu cử và ứng cử.

Điều 688 (chấm dứt lời khấn)

  • 1. Thành viên nào muốn rời bỏ tu hội khi mãn hạn giữ lời khấn, thì đều  có thể rời bỏ tu hội.
  • 2. Trong thời gian giữ lời khấn tạm, thành viên nào xin rời bỏ tu hội vì một lý do nghiêm trọng,  vị Điều Hành tổng quyền có thể ban đặc ân hồi tục  trong một tu hội thuộc  luật giáo hoàng,  với sự chấp thuận của ban cố vấn; nhưng trong các tu hội thuộc luật giáo phận và trong các đan viện tự trị được  nói đến ở điều 615, để đặc ân hồi tục được  hữu hiệu, thì phải  có sự phê chuẩn  của Giám Mục  tại nơi có nhà đã được  chỉ định  cho đương sự ở.

Điều 689 ( Không cho khấn)

  • 1. Khi mãn hạn giữ lời khấn tạm, nếu có những   lý do chính đáng,  một thành  viên  có thể bị Bề Trên  cấp cao có thẩm quyền loại bỏ không   cho khấn tiếp, sau khi đã  tham khảo ý  kiến  của ban cố vấn.
  • 2. Một bệnh thể lý hay một bệnh  tâm thần  đã mắc phải kể cả sau khi tuyên khấn, theo ý của các giám định viên, khiến cho thành viên được  nói đến ở  §1 không  có khả năng  sống  trong tu hội, tạo thành   một  lý do khiến cho đương sự không  được  nhận để khấn lại hoặc  khấn  trọn  đời, trừ khi đương sự mắc phải bệnh ấy là do sự chểnh mảng của tu hội hoặc do công việc làm trong tu hội.
  • 3. Nếu xảy ra việc một tu sĩ mất trí trong thời gian giữ lời khấn tạm, cho dù không đủ điều kiện  để khấn  lại,  đương sự không  thể bị sa thải khỏi tu hội.

Điều 690  (Rời bỏ tu hội hợp pháp)

  • 1. Người nào đã rời bỏ tu hội cách hợp pháp, sau khi đã mãn việc tập tu hoặc sau khi hết hạn giữ lời khấn,  thì có thể được vị Điều Hành tổng quyền  nhận lại với sự chấp  thuận  của ban cố vấn,  mà không  buộc phải bắt đầu lại thời kỳ tập tu; nhưng chính vị Điều Hành xác định  việc thử luyện  thích hợp trước khi cho khấn tạm, cũng như thời gian phải  giữ các lời khấn  trước  khi cho khấn trọn đời, chiếu theo quy tắc của các điều 655 và 657.
  • 2. Bề Trên một đan viện tự trị có cùng năng quyền như vậy, với sự chấp thuận của ban cố vấn.

Điều 691  (Rời bỏ vĩnh viễn tu hội)

  • 1. Một người đã khấn trọn  đời không  được  xin đặc  ân rời bỏ tu hội, nếu không có những lý do rất nghiêm  trọng  phải cân nhắc trước mặt Chúa; đương sự phải đệ đơn lên vị Điều Hành tổng quyền  của tu hội, để ngài chuyển  lên đấng có thẩm quyền, kèm theo ý kiến riêng của ngài và của ban cố vấn.
  • 2. Trong các tu hội thuộc luật giáo hoàng, đặc ân hồi tục được dành riêng cho Tông Toà; nhưng trong các tu hội thuộc  luật giáo phận, Giám Mục giáo phận tại nơi có nhà được  chỉ định  cho đương sự  ở cũng  có thể ban đặc ân này.
  1. VIỆC SA THẢI CÁC THÀNH VIÊN

Điều 694 ( Sa thải đương nhiên)

  • 1. Phải được kể là đương nhiên bị sa thải khỏi tu hội thành viên nào:

10 đã hiển  nhiên  chối bỏ đức tin Công giáo;

20  đã kết hôn hoặc  mưu toan kết  hôn,  dù chỉ  là hôn nhân dân sự;

  • 2. Trong các trường hợp ấy, Bề Trên cấp cao cùng  với ban cố vấn phải tuyên  bố sự kiện không  chút trì hoãn, sau khi đã thu thập các bằng chứng của việc kết hôn, để thực  hiện việc sa thải về mặt pháp  lý.

Điều 695 (Buộc phải sa thải)

  • 1. Một thành viên phải bị sa thải vì các tội phạm được nói đến ở các điều 1397, 1398 và 1395, trừ khi đối với những  tội phạm  được nói đến ở điều 1395 §2, Bề Trên xét thấy là việc  sa thải không hoàn toàn  cần thiết  và có thể giúp  cho đương sự sửa mình, việc bồi thường theo đức công bằng cũng như việc sửa chữa gương xấu có thể được giải quyết đầy đủ bằng  cách  khác.
  • 2. Trong các trường hợp như thế, sau khi đã thu thập các bằng chứng về sự kiện và về việc  quy trách nhiệm,  Bề Trên cấp cao thông báo cho đương sự sắp bị sa thải biết  lời tố cáo và các bằng chứng,  và cho đương sự năng  quyền  tự biện hộ. Tất cả các văn kiện được  Bề Trên cấp cao và công  chứng  viên  ký tên,  cùng  với các câu trả lời do đương sự viết và ký, phải được chuyển  lên vị Điều Hành tổng quyền.

Điều 696 ( Có thể sa thải)

  • 1. Một thành viên cũng có thể bị sa thải vì những   lý do khác, miễn   là những   lý do ấy nghiêm  trọng,  bên ngoài, có thể  quy trách nhiệm   và được chứng minh theo pháp  lý, chẳng  hạn như: thường xuyên  chểnh  mảng các nghĩa  vụ đời thánh  hiến;  nhiều  lần tái phạm các lời khấn;  ngoan cố không  tuân giữ những  quy định hợp pháp của Bề Trên trong vấn đề quan trọng; sinh gương xấu trầm trọng do cách xử sự sai lỗi của thành  viên;  ngoan cố ủng hộ hay truyền bá các học thuyết  đã bị huấn  quyền  Giáo Hội kết án; công khai tán đồng  các ý thức hệ nhiễm  thuyết  duy vật hay vô thần;  sự vắng  mặt bất hợp pháp được  nói đến ở  điều 665 §2 được  kéo dài đến  sáu tháng;  và các lý do nghiêm trọng khác tương tự như thế mà luật riêng  của tu hội phải ấn định.
  • 2. Các lý do dù kém nghiêm trọng hơn được luật riêng xác định cũng đủ để sa thải một tu sĩ khấn tạm.

Điều 697 ( Thủ tục sa thải)

Trong những trường hợp được nói đến  ở  điều 696, sau khi đã tham khảo ý kiến của ban cố vấn, nếu xét rằng phải bắt đầu thủ tục sa thải, thì Bề Trên cấp cao phải:

10 thu thập  và bổ túc các bằng  chứng;

20  gửi cho thành  viên  một lời cảnh cáo bằng văn bản hoặc trước mặt hai nhân  chứng  với lời ngăm đe rõ ràng  sẽ bị sa thải, nếu không có lòng hối cải, bằng cách thông báo cho thành viên biết rõ nguyên nhân sa thải và cho thành viên năng quyền  tự biện hộ; nếu lời cảnh  cáo vô hiệu,  thì ngài phải tiến hành  cảnh cáo lần thứ hai, sau một thời hạn ít nhất là  mười lăm ngày;

30 Nếu  lời cảnh  cáo này cũng vô hiệu,  và nếu Bề Trên cấp cao, cùng  với ban cố vấn,  nhận  thấy  là đương sự không thể sửa mình được   và những  lời biện  hộ của đương sự không  đủ, thì sau thời hạn  mười lăm ngày đã trôi qua vô ích kể từ lần cảnh cáo cuối cùng, ngài phải chuyển  lên vị Điều  Hành  tổng quyền  tất cả các văn bản do chính ngài và công  chứng viên  ký tên,  cùng  với những  câu  trả lời của thành viên do chính thành  viên  ký tên.

Điều 698 ( Quyền biện hộ)

Trong tất cả các trường  hợp được  nói đến ở điều 695 và 696, phải luôn luôn tôn trọng  quyền  của thành viên được  liên lạc với vị Điều Hành tổng quyền và trực  tiếp trình bày với ngài những  lời tự biện  hộ.

Điều 699 ( Tiến hành sa thải)

  • 1. Vị Điều Hành tổng quyền cùng với ban cố vấn phải gồm ít nhất là bốn thành viên mới thành sự, cùng tiến hành cách hiệp đoàn để cân nhắc cẩn thận các bằng chứng,  các lý luận  và các lời biện hộ; nếu việc sa thải đã được  quyết  định  sau một cuộc bỏ phiếu  kín, thì vị Điều Hành tổng quyền phải ban hành sắc lệnh sa thải, và để được hữu hiệu, sắc lệnh phải trình bày ít là cách  sơ lược các lý do theo luật và theo sự kiện.
  • 2. Trong những đan viện tự trị được nói đến ở điều 615, việc ra sắc lệnh sa thải thuộc về Giám Mục giáo phận và Bề Trên  phải  trình lên Giám  Mục  các văn bản đã được  ban cố vấn của mình xác minh.

Điều 700  (Sắc lệnh sa thải)

Sắc lệnh sa thải không có hiệu  lực,  nếu  đã không có sự chuẩn y của Toà Thánh,  là nơi mà sắc lệnh  và tất cả các văn bản phải  được chuyển  lên; nếu là một  tu hội thuộc  luật giáo phận,  việc chuẩn  y thuộc về Giám Mục giáo phận tại nơi có nhà được  chỉ định cho tu sĩ ở. Tuy nhiên,  để được  hữu hiệu,  sắc lệnh phải nói rõ là thành viên bị sa thải  có quyền  kháng cáo lên nhà chức trách có thẩm quyền trong vòng mười ngày kể từ lúc nhận được  thông báo. Việc kháng cáo này có hiệu  quả đình hoãn.

Điều 701 (Sa thải và lời khấn)

Do việc sa thải hợp  pháp,  các lời khấn  cũng như các quyền  lợi và các nghĩa  vụ phát sinh từ việc tuyên khấn đương nhiên chấm dứt. Tuy nhiên,  nếu thành viên là giáo  sĩ,  thì không  thể thi hành chức thánh cho đến khi tìm được một Giám Mục nhận vào giáo phận của ngài sau một thời gian thử luyện xứng hợp,  chiếu theo quy tắc của điều 693, hoặc ít là cho phép thi hành chức thánh.

Điều 702 ( Sa thải không đòi quyền lợi)

  • 1. Những thành viên đã ra khỏi hội dòng cách hợp pháp hoặc đã bị sa thải khỏi hội dòng cách hợp pháp, thì không  được  đòi hỏi hội dòng điều gì về bất cứ công  việc  nào đã làm trong đó.
  • 2. Tuy nhiên, tu hội phải giữ sự hợp tình hợp lý và đức bác  ái của Phúc  Âm đối với thành  viên  đã rời khỏi tu hội.

Điều 703 ( Sa thải tức khắc)

Trong trường hợp sinh gương xấu nặng bên ngoài hoặc sắp xảy ra một thiệt hại nặng cho tu hội, thì Bề Trên cấp cao, hoặc nếu chờ đợi sẽ có nguy hại, thì Bề Trên địa phương, với sự chấp thuận  của ban cố vấn,  có thể sa thải một thành viên ra khỏi nhà dòng ngay tức khắc. Nếu cần, Bề Trên cấp cao phải lo tiến hành thủ tục sa thải chiếu theo quy tắc của luật hoặc phải đệ trình sự việc lên Toà Thánh.

Điều 704  (Báo cáo Tòa Thánh)

Trong bản tường trình phải gửi về Tông Toà được  nói đến ở điều

592 §1, phải  kể ra các thành   viên  đã rời bỏ tu hội  bất  cứ vì lý  do nào.

  1. TƯƠNG QUAN VỚI GIÁO PHẬN

Điều 671 (Giáo Vụ)

Các tu sĩ không được nhận lãnh các trách nhiệm và các giáo vụ ở ngoài tu hội của mình, khi không có phép của Bề Trên hợp pháp.

Điều 681 (Hợp Đồng giữa Bề Trên và Giám Mục)

  • 1. Những công việc do Giám Mục giáo phận  đã trao cho các tu sĩ, thì tuỳ thuộc  quyền  bính và sự chỉ đạo  của Giám  Mục  ấy, miễn  là vẫn tôn trọng  quyền  của các Bề Trên dòng chiếu  theo quy tắc của điều 678 §§2 và 3.
  • 2. Trong những trường hợp ấy, Giám Mục giáo phận  và Bề Trên có thẩm quyền  của tu hội phải lập một văn bản hợp đồng, trong đó, ngoài  những   điều  khác,  phải  xác định  rõ ràng  và kỹ lưỡng công việc phải thực  hiện,  nhân  sự lãnh trách nhiệm  và những  vấn đề tài chính.

Điều 682 (Chấm dứt giáo vụ)

  • 1. Nếu là việc trao một giáo vụ trong giáo phận cho một tu sĩ, thì chính Giám  Mục  giáo phận  phải bổ nhiệm tu sĩ nào được  Bề Trên có thẩm quyền đề cử hay ít là có sự chấp thuận của Bề Trên này.
  • 2. Tu sĩ có thể bị giải nhiệm khỏi giáo vụ đã được trao cho mình,

hoặc do quyết định đơn phương của nhà chức trách  đã trao giáo vụ, sau khi đã thông  báo cho Bề Trên dòng biết, hoặc do quyết định đơn phương của Bề Trên,  sau khi đã thông  báo cho người  đã trao giáo vụ biết; không cần có sự chấp thuận của phía bên kia.

Điều 678 (Vâng Phục Giám Mục Giáo Phận)

  • 1. Trong những gì liên quan đến việc coi sóc các linh hồn, việc cử hành công khai thờ phượng Thiên Chúa và các việc tông đồ khác, các tu sĩ phải tùy thuộc quyền của các Giám Mục, mà họ có bổn phận phải tận tình suy phục và kính trọng.
  • 2. Khi làm việc tông đồ ở ngoài, các tu sĩ còn phải tùy thuộc quyền các Bề Trên của mình và phải trung thành với kỷ luật của tu hội; chính các Giám Mục phải nhớ thúc bách họ giữ nghĩa vụ ấy, khi hoàn cảnh đòi hỏi.
  • 3. Trong khi tổ chức việc tông đồ của các tu sĩ, các Giám Mục giáo phận và các Bề Trên dòng phải đồng lòng với nhau trong hành động.

PHỤ LỤC VỀ TU HỘI ĐỜI VÀ TU ĐOÀN TÔNG ĐỒ

TU HỘI ĐỜI

Điều 717

  • 1. Hiến pháp phải thiết  lập thể thức lãnh đạo  riêng  và phải xác định thời gian mà các vị Điều Hành phải thi hành giáo vụ của mình, cũng như thể thức chỉ định  các vị ấy.
  • 2. Không ai có thể được chỉ định làm vị Điều Hành tổng quyền, nếu không được gia nhập vào tu hội một cách dứt khoát.
  • 3. Những vị có trách nhiệm lãnh đạo tu hội phải liệu sao để giữ tinh thần hiệp nhất  và để cổ vũ các thành  viên  tích cực tham gia.

Điều 720

Việc thâu nhận vào tu hội để thử luyện  hay để cam kết giữ các mối ràng buộc thánh, hoặc tạm thời, hoặc trọn đời, hoặc vĩnh viễn, thuộc  về các vị Điều Hành cấp cao cùng với ban cố vấn chiếu  theo quy tắc của hiến pháp.

Điều 726

  • 1. Khi thời gian gia nhập tạm thời đã mãn,  thành  viên  có thể tự do rời bỏ tu hội, hoặc  có thể bị vị Điều  Hành  cấp cao sa thải không cho lặp lại những mối ràng buộc thánh, vì một  lý do chính đáng, sau khi đã tham khảo ý kiến của ban cố vấn.
  • 2. Thành viên đã được gia nhập  tạm  thời có thể được  vị Điều Hành tổng quyền, với sự chấp thuận  của ban cố vấn, ban cho đặc ân xuất tu, vì một  lý do nghiêm trọng,  nếu tự ý xin điều đó.

Điều 727

  • 1. Một thành viên đã được gia nhập  trọn  đời muốn  bỏ tu hội, thì sau khi cân nhắc chín chắn vấn đề trước mặt Chúa, phải xin Tông Toà ban cho một đặc ân xuất tu qua trung gian của vị Điều Hành tổng quyền, nếu tu hội thuộc luật giáo hoàng; nếu không,  đương sự cũng có thể xin Giám Mục giáo phận ban cho đặc ân đó, như đã được  quy định trong hiến pháp.
  • 2. Nếu là một giáo  sĩ đã được nhập tịch vào tu hội, thì phải giữ những quy định của điều 693.

Điều 729

Một thành viên bị sa thải khỏi tu hội chiếu theo quy tắc của các điều 694 và 695; ngoài ra, hiến pháp phải quy định  thêm các lý do sa thải  khác,  miễn   là các lý do ấy phải nghiêm  trọng  cân xứng, có thể quy trách  nhiệm  và được  chứng  minh theo pháp  lý, và miễn   là phải giữ thủ tục đã được thiết lập trong các điều 697-700. Những quy định của điều 701 được  áp dụng cho thành viên bị sa thải.

TU ĐOÀN TÔNG ĐỒ

Điều 732

Những gì đã được  ấn định  trong các điều 578-579 và 606 được áp dụng cho các tu đoàn tông đồ, miễn là vẫn tôn trọng  bản chất của mỗi tu đoàn; nhưng các điều 598-602 cũng được  áp dụng  cho các tu đoàn được  nói đến ở điều 731 §2.

Điều 734

Hiến pháp xác định việc lãnh đạo của tu đoàn,  với việc tuân giữ các điều 617-633, tuỳ theo bản chất của mỗi tu đoàn.

Điều 735

  • 1. Luật riêng của mỗi tu đoàn xác định việc thâu nhận, việc thử luyện, việc gia nhập và việc  đào tạo  các thành  viên.
  • 2. Về việc thâu nhận vào tu đoàn, phải giữ các điều  kiện  đã được  ấn định  trong các điều 642-645.
  • 3. Luật riêng phải xác định thể thức thử luyện  và đào tạo phù hợp  với mục  đích và bản chất  của tu đoàn,  đặc biệt về mặt học thuyết, thiêng  liêng  và tông đồ, sao cho các thành viên nhận biết ơn thiên triệu  của họ và được  chuẩn  bị thích đáng cho sứ  mạng và cho đời sống của tu đoàn.

Điều 738

  • 1. Tất cả các thành viên phải phục tùng các vị Điều Hành riêng chiếu theo quy tắc của hiến pháp trong những gì liên quan đến đời sống nội bộ và kỷ luật của tu đoàn.
  • 2. Tất cả các thành viên cũng phải phục  tùng Giám Mục  giáo phận trong những gì liên quan đến việc phụng  tự công, việc coi sóc các linh hồn và các hoạt  động  tông đồ khác,  nhưng phải lưu ý  đến các điều 679-683.
  • 3. Các tương quan của thành viên đã được nhập  tịch  vào một giáo phận với Giám Mục  riêng được  quy định trong hiến pháp hay trong những hợp đồng riêng.

Nguồn: betrenthuongcap.net

Bài viết liên quan